THUỐC HÃM (THUỐC CHÈ)
THUỐC HÃM (THUỐC CHÈ)
A. ĐỊNH NGHĨA
Thuốc hãm là dạng thuốc nước điều chế bằng cách hãm như hãm nước chè cho bệnh nhân uống thay nước hàng ngày. Có thể coi như là một loại thuốc thang thường áp dụng cho các dược liệu không chịu được đun lâu.
B. THÀNH PHẦN
Gồm có hai thành phần chính: Dược liệu và nước.
1. Dược liệu.
- Hoa: Hoa Hoè, hoa Cúc, hoa Kim ngân...
- Nụ: Sim, Vối...
- Hạt: Cau, Sa nhân, Muồng...
- Vỏ thân: vỏ Quế, Ngũ gia bì, Đỗ trọng...
- Vỏ quả: Vỏ Cam, vỏ quýt, vỏ quả Cau (Đại phúc bì)...
- Thân rễ: Gừng, Riềng...
- Rễ: Cam thảo, Hoàng liên, cỏ tranh...
- Lá: Lá tre, Muồng trâu, Côí xay, Vông...
- Thân và lả: Bạc hà, Cam thảo đất, Đạm trúc diệp...
- Quả: Ké đầu ngựa, Chỉ xác...
2. Nước.
Dùng nước mưa, nước giếng đạt tiêu chuẩn của nước ăn.
C. CÁCH BÀO CHẾ
Dược liệu chọn thứ tốt, rửa, phơi hoặc sấy khô cho ròn rồi vò hoặc sát vụn 3-5mm (đối với những dược liệu là lá và hoa). Với dược liệu cứng thì thái nhỏ sấy khô, tán dập (rễ Cỏ tranh, Ké đầu ngựa, hạt Muồng...). Với dược liệu cần sao tẩm như: Đinh lăng, sâm Bố chính, Hoàng tinh, Thục địa, hạt Muồng, Hoàng liên, Gam thảo... thì phải sao tẩm theo đúng phương pháp bào chế thuốc phiến. Nếu công thức thuôc hãm gồm nhiều vị thì sau khi làm nhỏ riêng từng vị đem trộn đều theo đúng tỷ lệ của công thức, rồi sấy lại và đóng gói. Đóng gói nên gói một lớp giấy chống ẩm (nếu có điều kiện), dán nhãn ngoài, bọc túi polietylen.
Hiện nay với sự phát triển của nền công nghiệp dược phẩm nhiều bài thuôc hâm được sản xuất dưới dạng cao khô, tán mịn hoặc dạng cốm. Thuốc hãm được đóng gói bằng loại giấy đặc biệt khi dùng đem hãm trong nước sôi sẽ tan hết, hoặc đóng trong túi vải (tương tự túi vải dù) khi dùng, bỏ túi vào nước, hãm xong lấy túi ra, bỏ bã, uống nước thuốc.
Khi hãm cần chú ý những điểm sau:
- Với các dược liệu như hoa, lá, nụ ... thì hãm trong 10-15 phút.
- Với các được liệu là thân và lá mềm, rễ củ, quả, hạt... thì hãm trong 20-30 phút.
- Với các dược liệu là rễ, vỏ thân, vỏ quả cứng ... hãm trong 30 phút đến 1 giờ.
- Để cho dễ uông có thể thêm 40-50g đường vào 1 lít nước thuôc hãm.
- Nước thuôc hãm không để được lâu, chỉ nên dùng trong 24 giờ.
- Mùa lạnh nên hãm trong phích hoặc dùng tích có giỏ để giữ được nhiệt.
D. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI THUỐC HÃM
1. Chè tiêu độc
Sài đất 20g
Hạ khô thảo 20g
Rễ cỏ tranh 10g
Phòng Đảng sâm 10g
Đạm trúc diệp 10g
Kim ngân hoa (hoa, lá, cành) 10g
Hoàng tinh chế hay Thục địa 8g
Cam thảo 4g
Cúc hoa 4g
Cách làm: Sài đất, Hạ khô thảo, rễ cỏ Tranh, Đạm trúc diệp, Kim ngân, Đảng sâm, thái nhỏ, sao thơm, tán dập. Hoàng tinh chế (hay Thục địa) sấy ròn, tán khô (có thể nấu thành cao lỏng phun vào các dược liệu trên, sây khô). Cam thảo sao vàng, tán dập. Cúc hoa sấy khô vọ nát. Trộn đều tất cả các vị đóng vào túi polyetylen, dán nhãn.
Công dụng: Chống nóng, chống độc hại, trừ rôm sẩy, chống khát, chông mệt mỏi, tăng sức làm việc. Dùng cho các đối tượng làm việc lao động ở môi trường nắng nóng, độc hại, ở ngoài đồng ruộng, nhà máy, xí nghiệp, công trường và các cháu học sinh trong những ngày hè nóng bức.
Cách dùng: Hãm hay cho đun sôi 15 phút với 400ml nước, gạn lấy nước, uông thay nước trong ngày.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, chú ý thuôc dễ mô"c.
2. Chè giải cảm
Bạc hà 4g
Kinh giới 4g
Cam thảo đất 12g
Lá tre 12g
Kim ngân (hoa, lá, cành) 12g
Cách làm: Tất cả các vị phơi hoặc sấy nhẹ (40-50°C) khô, thái nhỏ, tán vụn. Trộn đều, đóng vào túi polyetylen, dãn nhãn.
Công dụng: Cảm nắng, say nắng, sốt cao.
Cách dùng: Hãm 15 phút với 1000ml nước uống trong ngày.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
3. Chè an thần
Tâm Sen 5g
Táo nhân 10g
Lá Vông 20g
Rễ Hoa Nhài tươi l-2g
Cách làm: Tâm Sen sao thơm, Táo nhân sao đen, tán dập, lá Vông, rễ hoa Nhài sấy khô, vò vụn. Trộn đều, đóng gói pốlyetylen, dán nhãn.
Công dụng: Dùng cho những người khó ngủ.
Cách dùng: Hãm với 1000ml nước, uôĩig trong ngày.
Bảo quản: Để nơi mát, khô.
4. Chè kim cúc
Cúc hoa 5g
Hoè hoa 10g
Hạ khô thảo 12g
Cách làm: Hoè hoa sao thơm. Hạ khô thảo sao vàng, tán dập, Cúc hoa sấy khô, vò nát vụn, trộn đều. Đóng gói trong túi polyetylen.
Công dụng: Dùng trong trường hợp nhức đầu, hoa mắt, tăng huyết áp.
Cách dùng: Hãm trong 15 phút với 1000ml nước, uống trong ngày.
Bảo quản: Để nơi kín, khô, mát.
5. Chè nhuận tràng
Lá Muồng trâu 15g
Cách làm: Lá Muồng trâu phơi hay sấy khô, vò nát vụn. Đóng gói trong túi polyetylen.
Công dụng: Nhuận tràng, dùng cho những người táo bón, thoát giang (trĩ).
Cách dùng: Hãm với 1000ml nước, uô"ng trong ngày.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
6. Chè lợi tiểu
Kim tiền thảo 30g
Râu Ngô 10g
Bông Mã đề 10g
Cách làm: Râu Ngô, Bông Mã đậ, Kim tiền thảo sấy khô thái nhỏ. Đóng gói trong túi polyetylen.
Công dụng: Lợi tiểu, dùng cho những người bí tiểu tiện, sỏi thận, sỏi tiết niệu, đi đái nóng buốt, nước tiểu vàng, đỏ...
Cách dùng: Hãm với 1000ml nước, uống thay nước trong ngày.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
7. Chè giải nhiệt
Cây Cối xay (lá, thân, hoa) 10g
Rễ cỏ Tranh 10g
Hạt Mã đề 5g
Cách làm: Cây Cối xay (lá, thân, hoa), rễ cỏ Tranh thái nhỏ, sao vàng, tán dập. Hạt Mã đề sao thơm. Trộn đều đóng gói trong túi polyetylen.
Công dụng: Hãm với 1000ml nước, uôĩig trong ngày.
Bảo quản: Để nơi khô ráo.
8. Chè tăng lực
Long nhãn 30g
Bố chính sâm hay rễ Đinh lăng 20g
Cách làm: Long nhãn sấy nhẹ 50-60°C. Bố chính sâm hay rễ Đinh lăng ủ mềm, thái phiến, tẩm nước
Gừng, sao vàng, tán dập. Trộn đều. Đóng gói polyetylen
Công dụng: Bổ, chông mệt nhọc, tăng sức lực.
Cách dùng: Hãm với 500ml nước uô"ng trong ngày.
Bảo quản: Để nơi khô, kín
Chú ý: Nếu dùng Nhân sâm, Cát lâm sâm, Đẳng sâm cũng làm như Bố chính sâm.
Bài viết Đông dược khác
- THUỐC THANG VÀ KỸ THUẬT SẮC THUỐC THANG
- Một số thảo dược thông dụng chữa bệnh tiêu hóa
- Thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa
- Những thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa trong Y học cổ truyền
- Các bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Bài thuốc dân gian chữa khỏi rối loạn tiêu hóa
- 7 thảo dược cực tốt cho hệ tiêu hóa
- Hai dấu hiệu trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng cần chữa ngay