Logo Website

TÍA TÔ TRẮNG - NỮ HOÀNG TRONG THẾ GIỚI CÁC LOẠI HẠT CHO DẦU

17/11/2020
Tía tô trắng là cây thuốc cho hạt lấy dầu được sử dụng nhiều trong văn hóa thảo dược, ẩm thực của các dân tộc vùng núi phía Bắc và có nhiều tiềm năng phát triển để đáp ứng nhu cầu làm mỹ phẩm, dược phẩm cũng như thực phẩm cao cấp.

TÍA TÔ TRẮNG

Ảnh cây Tía tô trắng: Perilla frutescens var. frutescens; Nguồn Dược liệu chuẩn DK Herb.

Tên khoa học: 

Perilla frutescens var. frutescens

Tên đồng nghĩa: 

Ocimum frutescens Linnaeus, Sp. Pl. 2: 597. 1753; Melissa cretica Loureiro; Melissa maxima Arduino; Mentha perilloides Lamarck; Perilla avium Dunn; P. ocymoides Linnaeus; P. urticaefolia Salisbury.

Họ:

Bạc hà - Lamiaceae

Sinh thái:

Cây Tía tô trắng mọc hoang rải rác và được trồng nhiều ở khu vực ven rừng, ruộng nương đất tốt, thoạt nước, giàu dinh dưỡng.

Phân bố:

Cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ Cao Bằng, Bắc Kạn sang Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên để làm thuốc và thực phẩm.

Công dụng:

Người dân tộc Dao, Tày, Mông, Hà Nhì và đặc biệt là Thái tại Sơn La, Điện Biên sử dụng nhiều hạt Tía tô trắng làm thực phẩm với tên gọi Vừng đen ăn với cơm nếp, bánh nếp để bổ sung dinh dưỡng.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra hạt Tía tô trắng có hàm lượng tinh dầu cao với các thành phần quý, đặc biệt trong đó có Omega 3, 6 và 9 với tỷ lệ lên tới trên dưới 70% trong dầu hạt. Ngoài ra, dầu hạt Tía tô trắng còn có Vitamin E rất tốt để chống viêm, chống ô xy hóa và một thành phần có hoạt tính cao chống viêm, dị ứng.

Cách dùng:

Dùng hạt bằng cách giã nhỏ với muối để ăn hoặc ép lấy dầu để sử dụng theo mục đích làm thực phẩm hay mỹ phẩm dưỡng da.