Logo Website

BẠC THAU ĐÁ-chữa ho, cảm sốt

20/12/2020
Cây Bạc thau đá có tên khoa học: Paraboea treubii (H.O.Forbes) B.L.Burtt; thuộc họ Rau tai voi (Gesneraceae). Công dụng: Dân gian thường dùng làm thuốc chữa ho, cảm sốt, phát ban ở trẻ em.

BẠC THAU ĐÁ

Bạc thau đá Paraboea treubii

Bạc thau đá: Paraboea treubii (H.O.Forbes) B.L.Burtt

Tên khoa học: 

Paraboea treubii (H.O.Forbes) B.L.Burtt; thuộc họ Rau tai voi (Gesneraceae).

Tên đồng nghĩa

Boea treubii H.O.Forbes

Mô tả: 

Cây nửa bụi. Thân thẳng cao tới 1m, có lông mềm màu vàng xám nhạt. Lá mọc đối, hình ngọn giáo, kéo dài, có chóp nhọn và gốc thon nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mềm, dài 10-12cm, rộng 2-4,5cm. Gần lồi ở mặt dưới, gân phụ 8-10 đôi; cuống dài 2-10cm, mảnh, có lông xám mềm, thường ôm lấy thân. Cụm hoa hình chuỳ, rất thưa, cao 20-40cm, có lông, cuống chung dài tới 10cm, cuống nhỏ của hoa dài 1cm, lá bắc thon. Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông. Quả nang dài 2-4cm, vặn xoắn ốc, mở thành 4 van. Hạt hình trụ có mỏ.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây phơi hay sấy khô (Herba Parboeae).

Phân bố và sinh thái: 

Trên thế giới cây phân bố vùng Malaixia - Châu Ðại Dương. Ở Việt Nam cây có ở  Cao Bằng, Thanh Hoá, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cây mọc tự nhiên vùng núi đá vôi, sườn ẩm.

Công dụng: 

Dân gian thường dùng làm thuốc chữa ho, cảm sốt, phát ban ở trẻ em (Kinh nghiệm ở An Giang).

Tham khảo:

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)

- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội  (Viện Dược Liệu)

- theplanlist.org