BẠCH ĐÀN NAM-chữa lỵ, ho ra máu
BẠCH ĐÀN NAM
Tên khác:
Mã rạng
Tên khoa học:
Macaranga tanarius (L.) Müll.Arg., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên đồng nghĩa:
Croton laccifer Blanco; Croton lacciferus Blanco; Macaranga molliuscula Kurz; Macaranga tanarius var. brevibracteata Müll. Arg.; Macaranga tanarius var. glabra F.Muell.; Macaranga tanarius var. tomentosa (Blume) Müll.Arg.; Macaranga tomentosa (Blume) Druce; Macaranga vulcanica Elmer ex Merr.; Mappa moluccana Wight; Mappa tanarius (L.) Blume; Mappa tomentosa Blume; Ricinus tanarius L.; Rottlera tanarius (L.) Hassk.; Rottlera tomentosa (Blume) Hassk.
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây nhỡ cao 6m. Lá có phiến hình lọng, nguyên, hình trái xoan hay tam giác, vào cỡ 11 x 9cm (có khi dài đến 50cm), mép nguyên hay có răng, có nhiều lông lúc non, gân từ nơi gắn 8, gân phụ 6-7 cặp; cuống dài 5-27cm. Chuỳ hoa đực cao 15-30cm, ở nách lá gồm nhiều ngù, có lông, hoa đực nhỏ, 3-6 nhị; cụm hoa cái ngắn, không phân nhánh, có hoa về phía ngọn. Quả nang 2-3 mảnh vỏ, rộng đến 1cm, phủ các tuyến màu cam, hạt to 5cm, ráp.
Bộ phận dùng: Rễ (Radix Macarangae).
Phân bố sinh thái:
Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây có ở Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Trung Bộ và Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên trong rừng thường xanh, ở độ cao trên 1000 m.
Thành phần hoá học:
Vỏ chứa tanin, flavonoid.
Các hợp chất: tanarifuranonol, tanariflavanon C, and tanariflavanon D
Công dụng:
- Rễ được sử dụng ở Malaixia làm thuốc chữa lỵ, ở Philippin dùng sắc nước uống chữa ho ra máu. Vỏ và cả lá rụng dùng chế rượu uống. Người ta còn dùng bột của vỏ cây và lá để kết tủa các albumin khi nấu mật mía, có thể người ta còn cho thêm vào những gia đoạn khác nhau cả vỏ và lá vào vại kín đựng mật để làm đông mật.
- Ở Nam Sumatra, người ta cho quả vào dầu Cọ khi đang nấu để làm cho đường Cọ được trắng hơn.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- Suporn Phommart, Pakawadee Sutthivaiyakit, Nitirat Chimnoi, Somsak Ruchirawat, and Somyote Sutthivaiyakit; Constituents of the Leaves of Macaranga tanarius; J. Nat. Prod. 2005, 68, 6, 927–930
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây A kê - Blighia sapida
- Công dụng của cây Âm địa quyết - Botrychium ternatum
- Công dụng của cây Bạch cập - Bletilla striata
- Cây Hài nhi cúc - Aster indicus L. chữa viêm tinh hoàn
- Công dụng của cây Bồng Nga truật - Boesenbergia rotunda
- Công dụng của cây Gõ mật - Sindora siamensis
- Công dụng của cây tía tô cảnh - Coleus monostachyus
- Công dụng của cây Đậu kiếm - Canavalia gladiata
- Công dụng của cây é dùi trống - Hyptis brevipes
- Công dụng của cây Chây xiêm - Buchanania siamensis
- Công dụng của cây Chiếc chum - Barringtonia racemosa
- Công dụng của cây Cỏ cói - Bolboschoenus yagara
- Công dụng của cây Gai lan - Boehmeria clidemioides
- Công dụng của cây Rau mác bao - Pontederia vaginalis
- Công dụng của cây San dẹp - Paspalum dilatatum
- Công dụng của cây Áo cộc - Liriodendron chinense
- Công dụng của cây Nghệ sen - Curcuma petiolata
- Công dụng của cây Cao lương đỏ - Sorghum bicolor
- Công dụng của cây Dương đào dai - Actinidia coriacea
- Công dụng của cây Lục đạo mộc trung quốc - Abelia chinensis