BAN RỖ-chữa đòn ngã tổn thương
BAN RỖ
Cây Ban rỗ: Hypericum ascyron L.; Ảnh yanquecao.com
Tên khác:
Hồ nam liên kiều.
Tên khoa học:
Hypericum ascyron L.; thuộc họ Nọc sởi (Hypericaceae).
Tên đồng nghĩa:
Ascyrum sibiricum Poir.; Ascyrum tetragonum Moench; Hypericum ascyron var. adamiiR.Keller; Hypericum ascyron f. angustifolium Y.Kimura; Hypericum ascyron subsp. ascyron; Hypericum ascyronvar. giraldii R.Keller; Hypericum ascyron var. hupehense Pamp.; Hypericum ascyron var. longistylum Maxim.; Hypericum ascyron var. macrosepalum Ledeb.; Hypericum ascyron var. micropetalum R.Keller; Hypericum ascyron var. umbellatum R.Keller; Hypericum ascyron var. vilmorinii Rehder; Hypericum ascyron f. vilmorinii(Rehder) Rehder; Hypericum baldaccii R.Keller ex Bald.; Hypericum hemsleyanum H.Lév. & Vaniot; Hypericum kelleri H.Lév.; Hypericum longifolium H.Lév.; Hypericum sagittifolium Koidz.; Hypericum salicaria Rchb.; Hypericum scallanii R.Keller; Hypericum yabei H.Lév. & Vaniot; Roscyna gmelinii Spach; Roscyna japonicaBlume
Mô tả (Đặc điểm thực vật):
Cây thảo lâu năm, không lông, cao 50-80cm, nhánh có 4 cạnh. Lá có phiến thon, dài 5-9cm, rộng 1-2cm, gốc có khi hình đầu tên, có đốm trong gân phụ 5 cặp, không có cuống Hoa ở ngọn, 1-3 hoa, to; cuống dài 1-1,5cm; lá đài không có rìa lông; cánh hoa 5 vặn, dài 2,5-3,5mm, vàng đo đỏ; nhị thành ba nhóm; bầu 3 ô. Quả nang dài 2,5cm, hạt nhỏ. Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9.
Bộ phận dùng:
Toàn cây (Herba Hyperici), thường gọi là Hồng hán liên.
Phân bố:
Chỉ gặp trong các savan cỏ ở Lao Cai (Sa Pa), Hà Giang (Đồng Văn).
Sinh thái:
Mọc ở Ẩm ướt đến khô đồng cỏ, cỏ hoặc sườn đá, đôi khi trong rừng hoặc giữa bụi rậm, ven suối và bờ sông; mực nước biển đến 2800 (-3600) m.
Thành phần hoá học:
Có quercetin, kaempferol, hyperin, isoquercitrin, rutin; có dầu dễ bốc hơi, trong dầu chủ yếu là caryophylen, ngoài ra còn có caroten, biotin, sinh tố B2.
Tính vị:
Vị hơi đắng, tính hàn.
Tác dụng:
Có tác dụng bình can, hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng:
- Thường dùng để cầm máu, trừ phong thấp, chữa đòn ngã tổn thương. Nhân dân dùng uống thay trà.
- Quả và hạt có khi còn được dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các bệnh về da, điều hoà kinh nguyệt và chữa lậu. Công dụng chính là dùng chế nước uống có hiệu quả làm cho tai thính để tiếp nhận âm thanh.
Tham khảo:
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (Viện Dược Liệu)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Tường anh - Parietaria micranta
- Công dụng của cây Bèo đất - Drosera burmannii
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata