Logo Website

Các vấn đề khi cho trẻ ăn

09/08/2020

1. Cho trẻ ăn sữa tươi hay sữa đã loại bỏ chất béo?

Cả sữa tươi lẫn sữa bò không có chất béo đều khó tiêu hóa hơn sữa mẹ hoặc sữa bột trẻ con. Vì vậy, không nên cho trẻ dướ i một năm tuổi ăn sữa bò, mặc dù có thể sử dụng sữa này để nấu cháo cho trẻ ở độ tuổi 4-5 tháng. Việc cho trẻ ăn sữa bò hoặc bất kỳ thức ăn mới nào cần phải tiến hành từ từ.

2. Đứa con 2 tuổi của tôi hình như ăn không biết no. Liệu có phải cháu bị giun không?

Trẻ 2 năm tuổi ăn khoảng 4 lần/ngày, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 300-350 ml. Nếu con bạn ăn quá mức đó và tăng cân quá nhiều thì nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc thay đổi khẩu vị, liều lượng của bữa ăn cho phù hợp. Nếu trẻ ăn quá nhiều mà không tăng cân thì phải cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám. Ở lứa tuổi này rất ít khả năng có giun.

3. Đứa con 2 tuổi của tôi tăng cân rất nhanh. Tôi có cần cho cháu ăn sữa không có chất béo không?

Có lẽ không cần thiết vì lượng sữa cho trẻ ăn trong một ngày không nên vượt quá 0,5 lít. Việc trẻ tăng cân nhanh có lẽ là do thừa đường, chất bột hoặc khoai tây gây ra.

4. Thỉnh thoảng chồng tôi cho đứa con trai 2 tuổi của tôi uống bia. Có nên không?

Nói chung không nên cho trẻ uống bia vì nồng độ cồn có trong bia có thể làm cho trẻ bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, gây ra bệnh nghiện rượu.

5. Nước uống cho trẻ có cần phải đun sôi không? Thời gian sôi bao nhiêu lâu là đủ?

Nhất thiết phải cho trẻ uống nước đã đun sôi (sôi trong 3-5 phút) . Nước phải để ấm, cho trẻ uống giữa các bữa ăn. Nước đun sôi chỉ nên để uống trong vòng 1 ngày.

6. Khi nào có thể cho trẻ ăn cùng thức ăn của người lớn?

Thường sau 3 tuổi, trẻ có thể ăn cùng với người lớn, nhưng tránh không cho trẻ ăn các món cay, mặn, khó nhai.

7. Sau khi ăn, nên cho trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng?

Sau khi ăn, nên cho trẻ ngủ nằm nghiêng về phía bên phải.

8. Con tôi rất hay bị trớ sau khi ăn, liệu cháu có bị làm sao không?

Trẻ nhỏ bị trớ thường do ăn quá nhiều (trẻ tự trớ số sữa thừa ra). Cần theo dõi cân nặng của trẻ, nếu trẻ tăng cân bình thường thì không phải lo lắng. Nhưng nếu trẻ tăng cân kém (mặc dù vẫn ăn sữa đủ lượng cần thiết), cần cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa để khám.

9. Trong lúc ăn, con tôi hay bị ợ hơi. Tại sao vậy? Có thể do cháu bú nhiều sữa quá chăng?

Trẻ bị ợ hơi trong lúc ăn là do nó nuốt quá nhiều không khí. Không khí đó tập trung ở dạ dày và làm cho trẻ khó chịu. Do ợ hơi, nhiều trẻ bị nấc và không thể tiếp tục ăn được nữa. Có hai cách giúp trẻ đẩy không khí ở trong dạ dày ra ngoài. Một là cho trẻ ngồi lên đùi, giữ lưng trẻ, xoa nhẹ bụng trẻ. Hai là bế trẻ đứng lên, đầu dựa vào vai bạn, dùng tay vuốt nhẹ lưng trẻ. Nếu không đỡ, nên đặt trẻ nằm xuống vài phút, sau đó lại làm 1 trong hai động tác trên.

10. Khi bắt đầu cho trẻ ăn thịt, rau, hoa quả nghiền, nên cho trẻ ăn cái gì trước?

Nếu trẻ được bú mẹ đủ, tăng trọng bình thường thì sau 4 tháng tuổi hãy nên cho trẻ ăn thêm. Trước tiên, nên cho trẻ ăn hoa quả nghiền. Đầu tiên cho trẻ ăn 1/3, 1/4 thìa cà phê/ngày, rồi tăng dần lên 30-50 g/ngày vào tháng thứ 5. Từ tháng thứ 5 trở đi, có thể cho trẻ ăn thêm cháo.

Trẻ bị còi xương có thể cho ăn thêm rau nghiền từ tháng thứ 5, sau đó kho ảng 2-3 tuần có thể bắt đầu cho trẻ ăn thêm cháo. Đến tháng thứ 6, bắt đầu nghiền rau cho trẻ ăn. Các loại thịt nghiền, cá nghiền chỉ nên cho trẻ ăn từ tháng thứ 8-9 trở đi.

11. Các loại thức ăn mới có ảnh hưởng tới màu phân của trẻ không?

Có, một số loại thức ăn có thể làm cho màu sắc phân của trẻ thay đổi. Chẳng hạn như rau, cháo làm cho phân có màu sáng hơn, các món thịt làm phân có màu sẫm hơn. Củ cải đỏ có thể làm phân trẻ có màu hồng sẫm...

12. Có nên cho trẻ 2 năm tuổi nhai kẹo cao su không?

Không nên cho trẻ nhỏ nhai kẹo cao su vì chúng có thể nuốt kẹo vào bụng. Ngoài ra, kẹo cao su được làm từ hóa chất, có thể không tốt đối với trẻ. Với trẻ 2 năm tuổi, nên cho ăn các loại hoa quả tươi, dạy trẻ nhai kỹ. Như vậy, răng trẻ sẽ chắc hơn và cơ thể cũng phát triển tốt hơn.

13. Tôi hết mất bột nấu cháo. Liệu có thể cho trẻ ăn bằng cháo nấu như bình thường không?

Trẻ bắt đầu có thể ăn cháo vào lúc 4-5 tháng tuổi. Lúc đầu, tốt nhất nên cho trẻ ăn cháo nấu bằng bột gạo, bột đậu xanh. Nếu nấu cháo như bình thường, sau đó phải nghiền qua rây bột hoặc khăn xô gấp lại. Trẻ được 7-8 tháng tuổi có thể cho ăn cháo đặc được.

14. Khi nào thì nên thôi không cho trẻ bú chai nữa và dạy trẻ tự dùng thìa?

Lúc bắt đầu cho trẻ ăn thêm (rau, cháo) chính là thời điểm thích hợp để ngừng cho trẻ bú bằng chai sữa. Khi trẻ được 7 tháng tuổi, nên huấn luyện cho trẻ uống bằng cốc, khuyến khích trẻ tự cầm lấy cốc. Nếu được dạy thường xuyên, đến 1 năm tuổi, trẻ có thể tự uống bằng cốc được. Điều quan trọng cần nhớ là không bao giờ được quát mắng trẻ nếu trẻ chưa làm được cái gì đó.

15. Khi nào trẻ có thể uống nước không cần đun sôi?

Thường trẻ lớn hơn 6-7 tuổi có thể uống được nước không cần đun sôi nhưng với điều kiện bạn phải bảo đảm được chất lượng vệ sinh của nước đó. Với trẻ dưới 6-7 tuổi, không nên cho uống nước chưa đun sôi.

16. Con tôi rất hay trung tiện. Có cách gì giúp được không?

Nếu trẻ hay bị trung tiện, mỗi lần trước khi cho trẻ ăn nên đặt trẻ nằm sấp, sau đó xoa nhẹ quanh bụng trẻ 7-10 lần theo chiều kim đồng hồ. Cũng có thể cho tr ẻ nằm sấp lên túi chườm ấm làm bằng các tã gấp lại sau khi được là nóng.

Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, nên làm chè thìa là theo cách sau: Lấy 1 thìa cà phê hạt thìa là khô cho vào phích, đổ 200 ml nước đun sôi vào, để khoảng 2 tiếng, sau đó lọc qua vải màn. Cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước lọc ấm 10 -15 phút trước bữa ăn. Số chè còn lại để trong tủ lạnh, có thể dùng tiếp trong vòng 2 ngày. Cần lưu ý, nếu trẻ khỏe mạnh, việc trung tiện không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì cũng không nên quá lo lắng. Nếu trung tiện nhiều kèm theo đau bụng và đi ngoài thì trước hết phải xác định rõ nguyên nhân gây ra đau bụng và đi ngoài.

17. Đứa con 2 tuổi của tôi bề ngoài không có vẻ ốm đau nhưng rất lười ăn, ăn ít hơn trước. Liệu điều đó có bình thường không?

Việc trẻ biếng ăn không phải bao giờ cũng là biểu hiện của bệnh tật. Sự ngon miệng của trẻ 2 năm tuổi thường không đều, có lúc trẻ ăn rất tốt, sau đó lại không muốn ăn nữa, vì vậy không nên quá lo lắng. Nhưng bạn cũng phải biết các đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với trẻ đang bú mẹ, cảm giác có một vai trò quyết định. Đến giờ ăn mà không được ăn, trẻ sẽ khóc và lúc đó không có trò chơi hay bài hát nào có thể làm trẻ nín được. Trong khi đó, trẻ 2 tuổi có thể mải chơi không nghĩ tới việc ăn. Vì vậy, không nên rứt trẻ ra khỏi trò chơi và bắt trẻ phải ngồi vào bàn ăn. Cần có một khoảng thời gian nhất định để trẻ bình tĩnh lại, tự rời bỏ trò chơi. Việc trẻ ăn không đều là bình thường. Khi trẻ ăn nhiều, thích ăn, nên cho trẻ ăn các món ăn mà nó ưa thích, giảm bớt số lượng món ăn, cố gắng bảo đảm cho trẻ được ăn đa dạng, đủ chất. Nếu bạn quá lo lắng, có thể tự lập một cuốn sổ theo dõi hằng ngày xem trẻ ăn uống thế nào để có cách cho trẻ ăn phù hợp.

18. Đứa con mới đẻ của tôi rất quấy, không chịu ăn. Liệu cháu có bị làm sao không?

Có thể con bạn bị ốm, cần cho cháu tới bác sĩ nhi khoa khám. Thường những đứa trẻ khỏe mạnh ăn hết khẩu phần và giữa các lần ăn thường ngủ ngon giấc.

19. Đứa con 2 tuổi của tôi thời gian gần đây rất khảnh ăn. Liệu có nên bắt cháu phải ăn không?

Không nên bắp ép trẻ ăn vì điều đó sẽ t ạo cho trẻ thái độ tiêu cực đối với việc ăn uống, nhiều khi dẫn đến việc trẻ bị nôn, trớ thức ăn. Thường sau 1 tuổi, trẻ lười ăn hơn. Đến 2 tuổi, trẻ thích lựa chọn thức ăn. Có trẻ ăn 2 bữa một ngày, có trẻ ăn tới 3-4 bữa một ngày. Một số trẻ kiên quyết không ăn những thức ăn mà bố mẹ chúng cho là bổ và cần thiết. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ, đa dạng thì bố mẹ sẽ không gặp khó khăn gì.

Cũng không nên quá lo lắng nếu có lúc trẻ không thích ăn một món gì đó. Quan trọng nhất là người mẹ cần biết con mình đã được ăn đầy đủ các chất cần thiết chưa, ngay cả khi nó không thích một món ăn nào đó.

20. Đứa con 2 tháng của tôi cứ 4 tiếng ăn một chai sữa 240 ml, nhưng sau đó nó vẫn khóc đòi ăn thêm. Tại sao vậy?

Trẻ khóc khi đói, nhưng nó cũng khóc khi quá no. Rõ ràng mức ăn 240 ml sữa sau 4 tiếng là quá nhiều đối với một đứa trẻ 2 tháng tuổi. Như vậy, trẻ đã phải ăn tới 1,5 lít sữa trong một ngày đêm! Trong khi đó, mức ăn ở độ tuổi này chỉ là 800 ml. Vì vậy, bạn hãy cố gắng giảm mức ăn một lần của trẻ xuống còn khoảng 130-140 ml. Sau một lần ăn, nên bế đứng trẻ lên để không khí do trẻ nuốt khi mút sữa bị đẩy ra ngoài. Nếu trẻ tăng cân chậm, cần kiểm tra lại thành phần trong sữa mẹ hoặc thay loại sữa bột khác nếu trẻ không bú mẹ.

21. Tôi bị bệnh thừa mỡ, có nên tránh các chất mỡ khi cho con bú không?

Việc bạn lo lắng cũng rất dễ hiểu vì giữa bệnh thừa mỡ với bệnh xơ vữa động mạch có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng mỡ trong máu càng nhiều bao nhiêu thì khả năng mắc các bệnh tim mạch càng lớn bấy nhiêu. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây ra xơ vữa động mạch như hút thuốc lá...

Quá trình xơ vữa có thể được hình thành ngay từ khi còn bé. Chế độ ăn uống phù hợp, tập thể thao, uống thuốc có thể làm giảm lượng mỡ trong máu.

Vì vậy, trẻ lớn hơn 12 tháng có thể giảm bớt các thức ăn có nhiều mỡ, thay thế các mỡ động vật bằng mỡ thực vật. Nếu bạn đang cho con bú thì nên có chế độ ăn uống hợp lý, ngay cả khi các chất béo có trong thức ăn không ảnh hưở ng gì tới trẻ. Nếu muốn thay đổi thành phần hoặc số lượng của thức ăn, nên gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

22. Gần đây, con tôi không chịu bú sữa. Để cháu không bị còi xương, tôi phải làm gì?

Khi trẻ không chịu bú mẹ, để đề phòng bệnh còi xương, nên cho trẻ ăn sữa bột có chứa vitamin D. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả nghiền, đồng thời có chế độ massage, tập thể dục cho trẻ hoặc đi dạo.

23. Con tôi sau khi ăn bị nôn ra hết. Tôi phải làm gì?

Bạn cần cho cháu đi khám. Đó có thể là biểu hiện của bệnh lý, cũng có thể do cháu ăn phải thức ăn ôi thiu, có khi do trẻ bị phản ứng hoặc không thích loại thức ăn đó. Việc ép buộc trẻ ăn cũng có thể làm trẻ bị nôn ra.

25. Khi nào có thể cho trẻ ăn một ngày 3 bữa?

Thường trẻ 5 tuổi có thể ăn theo chế độ ngày 3 bữa, nhưng nếu trẻ thích ăn ở độ tuổi bé hơn cũng không sao cả.

26. Có thể cho trẻ 2 tháng tuổi nằm mút chai trong giường không?

Không nên cho trẻ ăn như vậy vì trẻ dễ bị sặc sữa hoặc sữa bị chảy vào đường hô hấp, gây ra viêm nhiễm.

27. Khi nào cần cho trẻ sơ sinh uống nước (mà không làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ)?

Tốt nhất là cho trẻ uống nước vào giữa các lần cho ăn, khi trẻ còn thức. Không nên cho trẻ uống nước ngay trước khi cho ăn.

28. Liệu có thể cho trẻ ăn các thức ăn như của người lớn không?

Trẻ bé hơn 3 tuổi cần phải có chế độ ăn riêng. Trẻ lớn hơn 3 tuổi có thể cho ăn một số món của người lớn (xúp, canh, cháo, rau...). Cần tránh cho trẻ ăn các món cay, quá mặn, quá cứng.

29. Khi nào thì trẻ có thể tự ăn được?

Khoảng 1,5 tuổi, trẻ có thể tự ăn được. Điều này còn tùy thuộc vào việc người lớn có cho trẻ thử sức mình hay không. Khi trẻ được 1 tuổi, hầu hết trẻ đều muốn ăn bằng thìa.

30. Đứa con 3 tháng tuổi của tôi bị dị ứng nước cam, nổi mần đỏ ở mặt. Vậy những loại nước quả nào và khi nào thì nên cho cháu uống?

Con bạn bị một d ạng dị ứng, để lâu có thể biến chứng thành các dạng chàm trẻ em, viêm phế quản... Do đó, bạn cần hết sức thận trọng khi cho trẻ ăn uống. Nếu con bạn còn bú sữa mẹ thì trước 6 tháng, không nên cho cháu uống các loại nước quả. Sau đó, có thể dùng các loại nước táo ép, anh đào, dâu tây. Các loại n ước cam, bưởi, lựu, nho chỉ nên cho uống khi trẻ được 1 năm hoặc lớn hơn.

31. Khi nào có thể cho trẻ ăn thêm thịt nghiền và cách làm như thế nào?

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, có thể cho trẻ ăn thêm th ịt nghiền. Thịt nghiền thường là thịt bò, bê, thăn lợn. Luộc thị t trên lửa nhỏ, băm hoặc cho qua cối xay thịt 2-3 lần để thịt mềm hơn, sau đó đổ nước vào đun. Để trẻ đỡ ngán, có thể cho thêm rau nghiền. Lúc đầu, cho trẻ ăn nửa thìa cà phê, sau đó tăng dần lên 4-5 thìa cà phê.

Nguồn: 300 Câu hỏi của bố mẹ trẻ

Bài viết Câu hỏi của bố mẹ trẻ khác