CÚC TẦN
CÚC TẦN
Tên khác: Cúc từ bi, Cần dầy lá, Tần canh chua, Từ bi, Cây lức, Phật phà, Vật và (Tày), nan luật (Viêntian), pros anlok, pras anlok (Campuchia).
Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less, họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa: Baccharis indica L.; Conyza corymbosa Roxb.; Conyza foliolosa Wall. ex DC.; Conyza indica (L.) Blume ex DC.; Conyza indica var. indica; Conyza indica var. integerrima Miq.; Erigeron denticulatumBurm. f.; Erigeron denticulatus Burm.f.; Eupatorium foliolosum Wall. ex DC.; Pluchea indica subsp. indica
Mô tả:
Cây: Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Ra hoa quả vào tháng 2-6.
Đặc điểm bột dược liệu:
- Lá: Bột lá màu xanh thẫm, mùi thơm, vị the cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì có lỗ khí và vết chân lông che chở. Mảnh mô dày. Lông che chở đa bào nhiều, bị gãy. Lông tiết đa bào nhiều dãy tế bào có lớp cutin phù thành mũ chụp, thường bị gãy vỡ hoặc teo thắt, chứa tinh dầu màu vàng chiết quang. Mảnh mô mềm giậu. Mảnh mạch vạch, mạch điểm, mạch xoắn.
- Rễ: Bột rễ màu vàng nâu. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu nâu, tế bào đa giác vách dày. Mảnh mô mềm. Mảnh mô mềm có ống tiết, chất tiết màu vàng nâu. Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch điểm. Sợi..
Bộ phận dùng: Rễ, lá, cành (Ramulus et Radix Pluchea indicae).
Phân bố: Trên thế giới, Cúc tần phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Malaysia, Indonesia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây có ở khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 1300 m. Cúc tần được trồng chủ yếu làm bờ rào ruộng vườn và nương rẫy. Ở một vài nơi nó đã trở nên hoang dại hóa. Cây thường xanh, ưa sáng và có thể chịu hạn tốt.
Thu hái, sơ chế: Các bộ phận của cây quanh năm, thường thu hái lá non và lá bánh tẻ tốt nhất vào mùa hè - thu. Người ta đào cả rễ, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Bảo quản: Đối với lá cúc tần tươi cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh vừa phải. Trong trường hợp khô, để nơi khô thoáng.
Thành phần hoá học: Cúc tần chứa tinh dầu, acid clorogenic, protid, lipid, cellulose, caroten, vitamin C, Stigmasterol và β-sitosterol, các chất vô cơ. Lá chứa dẫn chất thiophen.
Tác dụng dược lý:
- Cây cúc tần chứa hoạt chất stigmasterol và β-sitosterol có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, hai hoạt chất này nếu được tách chiết ở rễ cây cúc tần có thể giúp trung hòa nọc độc của loài rắn hổ đất Naja kaouthia và rắn hổ bướm Daboia russelii. Ngoài ra, trong lá cây cúc tần chứa nhiều acid chlorogenic và tinh dầu,… mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe.
Tính vị: Cây có vị hơi đắng tính mát.
Quy kinh: Phế và thận.
Công năng: Tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.
Công dụng: Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc.
Lá, cành non nấu nước xông chữa cảm, tắm để chữa ghẻ, giã nát, thêm rượu đắp chỗ đau.
Bài thuốc:
1. Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.
Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.
2. Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
3. Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.
4. Chữa gai cột sống: 1 nắm lá Cúc tần tươi giã nát, muối thô 3 hạt, 1/4 lon bia. Tất cả trộn đều uống ngày 1 lần. Uống liên tục 1 tuần.
5. Chữa gai cột sống, đau nhức xương: Dùng 1 nắm lá cúc tần tươi chộn rượu rang trên chảo lửa, để đắp vào vùng đau nhức.
6. Chữa bí tiểu: Lá cúc tần tươi 100g (hoặc khô 40g) đun nước uống hàng ngày.
7. Tăng cường tiêu hóa: Lá Cúc tần tươi 1 nắm ăn sống sau bữa ăn.
8. Chữa ho do viêm khí quản: Lấy 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
9. Chữa trĩ: Dùng lá Cúc tần kết hợp với lá lốt, lá ngải cứu và lá sung, mỗi thứ 1 nắm đun sôi với 1 lít nước. Sau đó, thêm vào vài lát nghệ rồi lọc lấy nước để xông hậu môn. Sau khoảng 15 phút, bệnh nhân có thể ngâm trực tiếp từ 10 – 15 phút rồi lau lại bằng khăn mềm khô. Thời gian thực hiện kéo dài 2 tháng.
Ghi chú: Người ta còn dùng rễ, thân cây Cúc tần với tên gọi Sài hồ nam, cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Vin dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Mắc cỡ tàn dù - Biophytum sensitivum
- Công dụng của cây Quả bánh mì - Artocarpus parvus
- Công dụng của cây Sồi bạc - Quercus incana
- Công dụng của cây Sang trắng - Putranjiva roxburghii
- Công dụng của Cỏ ba lá - Trifolium repens
- Công dụng của cây Trạch quạch - Adenanthera pavonina
- Công dụng của cây Sung dâu - Ficus callosa
- Công dụng của cây Neem - Azadirachta indica
- Công dụng của cây Cau đất - Tropidia curculigoides Lindl.
- Công dụng của cây Điền điển phao - Sesbania javanica
- Công dụng của cây Mâm xôi đen - Rubus fruticosus
- Công dụng của cây Xương rồng trụ - Cereus jamacaru
- Công dụng của cây Bướm đêm đa hoa - Middletonia multiflora
- Công dụng của cây Ngọc nữ lá chân vịt - Clerodendrum palmatolobatum
- Công dụng của cây Bướm bạc một hoa - Mussaenda uniflora
- Công dụng của cây Tàu muối - Vatica odorata
- Công dụng của cây Hổ nhĩ lá đồng tiền - Pilea nummulariifolia
- Công dụng của cây Sổ trai - Dillenia ovata
- Công dụng của cây Nghệ mảnh - Curcuma gracillima
- Công dụng của cây Lô ba lùn - Globba marantina