GỪNG
GỪNG
Rhizoma zingiberis
Tên khác: Sinh khương (生姜), can khương (干姜), bào khương, co khinh (Thái), sung (Dao), Zingiber (Anh), Gingembre, Amome des Indes (Pháp)
Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae).
Tên đồng nghĩa: Amomum angustifolium Salisb.; Amomum zingiber L.; Amomum zinziba Hill; Curcuma longifolia Wall.; Zingiber aromaticum Noronha; Zingiber cholmondeleyi (F.M.Bailey) K.Schum.; Zingiber majusRumph.; Zingiber missionis Wall.; Zingiber officinale var. cholmondeleyi F.M.Bailey; Zingiber officinale f. macrorhizonum (Makino) M.Hiroe; Zingiber officinale var. macrorhizonum Makino; Zingiber officinale f. rubens(Makino) M.Hiroe; Zingiber officinale var. rubens Makino; Zingiber officinale var. rubrum Theilade; Zingiber officinale var. sichuanense (Z.Y.Zhu, S.L.Zhang & S.X.Chen) Z.Y.Zhu, S.L.Zhang & S.X.Chen; Zingiber sichuanense Z.Y.Zhu, S.L.Zhang & S.X.Chen; Zingiber zingiber (L.) H.Karst.
Mô tả:
Cây: Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuỳ của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng.
Dược liệu: Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 - 7 cm, dày 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng tro hay màu nâu nhạt, có đốt tròn rõ rệt và vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có vết thân khí sinh. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có nhiều chấm sáng (tế bào chứa dầu nhựa) và có sợi thưa. Mùi thơm, vị cay nóng.
Bộ phận dùng: Thân rễ. Gừng khô được gọi là Can khương. Gừng tươi là Sinh khương.
Phân bố, sinh thái: Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng nhiều gừng nhất thế giới. Ở Việt Nam, gừng được trồng từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên. Hiện nay, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.
Gừng trồng trong nhân dân hiện nay cũng có nhiều giống. Loại "gừng trâu" có thân to, củ to thường để làm mứt, có nhiều ở các vùng núi thấp, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang... Loại "gừng gié" có thân và củ đều nhỏ, nhưng rất thơm. Loài này eũng gồm 2 giống. Giống củ nhỏ có màu hồng tía ở phần củ non, thường được đồng bào dân tộc trồng ở vùng cao, như ở các huyện phía bắc tỉnh Hà Giang; Hồ (Lai Châu); Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai)... Theo nhân dân địa phương, giống gừng này chịu được khí hậu lạnh kéo dài trong mùa đông. Cây trồng trên nương ít cần chăm sóc. Còn giống gừng củ nhỏ màu vàng ngà, được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ở phía nam.
Như vậy, đặc điểm sinh thái riêng của các giống gừng tuỳ thuộc vào điều kiện vùng trồng. Đặc điểm chung nhất của chúng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng (gừng trâu). Cây trồng thường có hoa ở năm thứ hai. Chưa thấy cây có quả và hạt. Gừng trồng sau một năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mặt đất) qua đông. Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè - thu nóng và ẩm.
Trồng trọt:
Gừng thường được trồng rải rác trong các vườn gia đình. Gần đây, có những vùng đã sản xuất gừng tập trung.
Trồng gừng bằng rễ củ mang các mầm non đang nhú. Thời vụ trồng tốt nhất là tháng 2-3 ở đồng bằng, tháng 3-4 ở trung du và miền núi. Mỗi hốc đặt một mầm, phủ đất mỏng, rơm, rạ và cỏ khô, rồi tưới. Sau khoảng một tháng, mầm nhú lên khỏi mặt đất. Có thể giữ nguyên lớp rơm rạ phủ để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.
Gừng trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất nhẹ, nhiều mùn, thoát nước, đủ ẩm, có che bóng một phần càng tốt. Để tiện chăm sóc, sau khi làm đất, có thể lên thành luống với kích thước tùy ý. Khoảng cách trồng 40 x 30cm. Nên bón lót cho mỗi hecta 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục.
Trong thời kỳ gừng sinh trưởng, có thể dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng để tưới cho cây, kết hợp xới xáo, làm cỏ. Phân vô cơ ít được dùng để bón cho gừng.
Gừng ít bị sâu. Khi trồng lớn, gừng có thể bị vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum E. F. Smith) và nấm (Fusarium oxysporum f. zingiberi) làm vàng lá.
Bệnh khuẩn làm cho các lá già phía dưới chuyển sang màu vàng và khô, lan nhanh lên các lá phía trên, rồi toàn cây bị thối nhũn. Củ gừng cũng bị biến màu, thối hỏng từ trong ra ngoài. Cây, củ bị bệnh có mùi khổ chịu. Phòng bệnh bằng cách không trồng gừng trên đất trồng cây họ cà, nhổ bỏ kịp thời cỏ mần trầu, rau dền gai, phơi đất thật ải trước khi trồng và chọn củ không bị bệnh để trồng.
Bệnh nấm diễn ra chậm hơn. Bệnh dễ phát hiện vì trong bụi gừng có những chồi bị vàng bên cạnh những chồi vẫn còn xanh. Thực ra, bệnh khu trú ở củ. Lõi củ bị bệnh thường đen và khô. Khi hệ thống mạch dẫn của củ bị phá hoại thì cây chết. Bệnh lưu truyền lâu trong đất. Cách phòng ngừa tốt nhất là chọn củ giống không bị bệnh, xử lý eủ giống và xử lý đất trước Mii trồng, giữ cho đất không quá ẩm. Củ giống có thể xử lý bằng dung dịch Benlat 0,3% trong 10 phút.
Thu hái, sơ chế:
Thu hoạch củ gừng vào tháng 9-10 hằng năm. Sau khi hái về đem bỏ rễ con, rửa sạch và để dùng dần. Gừng tươi gọi là sinh khương, sấy hoặc phơi khô gọi là can khương.
Gừng thái lát dày rồi sao cháy đen tồn tính gọi là thán khương. Gừng khô thái lát dày, sao vàng, đang nóng vẩy nước vào và đậy kín cho nguội được gọi là tiêu khương. Gừng khô đã qua bào chế được gọi là bào khương.
Bảo quản: Dược liệu cần bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh để củ nảy mầm.
Thành phần hoá học:.
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Tác dụng dược lý:
- Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng gây giãn mạch và tăng tỷ lệ protein toàn phần và gamma globulin trên động vật thí nghiệm, đồng thời, có khả năng ức chế hoạt tính của histamin và acetylcholin thể hiện trên sự giảm mức độ co thắt cơ trơn ruột cô lập. Gừng có tác dụng làm giảm cơn dị ứng của chuột lang đã được gây mẫn cảm bằng cách tiêm kháng nguyên và sau đó 3 tuần được đưa kháng nguyên vào đưòng hô hấp trong buồng khí dung để gây phản ứng phản vệ.
Cineol trong gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn. Bột rễ gừng có tác dụng trị bệnh mắt hột tốt hơn nhiều thuốc khác. Nó làm giác mạc bị biến đổi trò nên trong, làm giảm sự thẩm thấu dưới niêm mạc và tăng hoạt tính sống của mô mắt.
Cao cồn gừng có tác dụng kích thích các trung tâm vận mạch và hô hấp mèo gây mê, và kích thích tim. Trong gừng có yếu tố kháng histamin.
Nói chung gừng có những tác dụng dược lý như sau:
- Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, gingerol và shogaol ậền ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
- Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.
- Giảm đau và giảm ho.
- Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.
- Chống nôn: dịch chiết gừng khô có tác dụng trên chó gây nôn bằng đồng sulfat.
- Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.
- Kích thích tiết nước bọt: gừng tươi có tác dụng này.
- Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hoá: dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.
- Tác dụng chống viêm: dịch chiết gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự táng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
- Úc chế sự tổng hợp prostaglandin PGE2.
- Cường tim: trên tim cô lập, thành phần có vị cay của gừng ức chế hoạt tính men ATPase.
Gừng đã được thử nghiệm tác dụng gây tê cục bộ và thấy dung dịch 2% của cao gừng có tác dụng gây tê bằng 0,73 lần so với tác dụng của dung dịch 0,5% procain. Giagerol và shogaol có trong gừng có tác dụng kích ứng da mạnh, gây ban đỏ, nhưng không gây phồng giộp da, nên gừng có thể dùng làm thuốc gây sung huyết da.
Gừng đã được thử nghiêm bằng phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới và chứng minh có tác dụng diệt động vật thân mềm. Gừng có thể là thuốc diệt động vật thân mềm và diệt sán máng có nhiều triển vọng.
Nhiều chất có tác dụng ức chế mạnh sự sinh tổng hợp prostaglandin đã được phân lập từ gừng.
Chuột cống trắng ăn thức ăn trộn với 30% gừng thì nồng độ cholesterol huyết thanh giảm và mức đường máu tăng một cách có ý nghĩá; nếu ăn gừng cùng với cholesterol thì gừng sẽ ngăn cản sự tăng cholesterol máu. ở chuột cống trắng có cholesterol máu cao, gừng làm giảm cholesterol huyết thanh và cholesterol trong gan. Gừng có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày ở chuột cống trắng.
Hai thành phần có vị cay của gừng là 6-gingerol và 6-shogaol, đều ức chế co bóp dạ dày trong thí nghiệm dạ dày ở nguyên vị trí trong cơ thể. Sự ức chế do 6-shogaol mạnh hơn.
Cao gừng chiết với aceton, zingiberen (chất terpenoid chính của cao aceton gừng) và hoạt chất cay 6-gingerol có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày gây ở chuột cống trắng bởi acid hydrocloric/ethanol. Những kết quả thí nghiệm này gợi ý rằng zingiberen và 6-gingerol là những thành phần quan trọng trong những thuốc làm dễ tiêu có gừng.
Gừng có phổ hoạt tính kháng nấm tương đối hẹp trong thí nghiệm trên 9 loài nấm. Cao gừng có tác dụng ức chế sự phát triển hệ sợi nấm của Epidermophyton floccosum, Microsporum gypseum, Paecilomyces variotivà Trichophyton mentagrophytes.
Tác dụng chống say sóng của gừng đã được nghiên cứu trên học viên Trường sĩ quan hải quân không quen đi biển vào lúc biển động dữ dội. Cho mỗi người uống 1 g gừng và theo dõi trong 4 giờ liền sau đó, thấy gừng làm giảm nôn (chỉ số bảo vệ 72%) và giảm ra mồ hôi lạnh.
Bài thuốc "Tiểu sài hồ thang" gồm các dược liệu sài hồ, hoàng cầm, cam thảo, gừng, nhân sâm, bán hạ, táo đã được nghiên cứu và chỉ định ở lâm sàng đối vôi các thể viêm gan và viêm thận mạn tính và làm tăng sức lực đối với suy nhược cơ thể. Bài thuốc có những tác dụng như sau:
- Làm giảm tác dụng phụ của một số thuốc tây y, kéo dài thòi gian sống của chuột nhắt điều trị với liều cao thuốc chống ung thư mitomycin, ngăn cản sự teo tuyến thượng thận ở chuột do tác dụng phụ của thuốc chống viêm prednisolon.
- Chống lại tác dụng của chất độc gây ung thư ở nhóm chuột cho dùng thuốc, mức độ tổn thương gan, trọng lượng gan và hàm lượng hydroprolin (được dùng làm chỉ số của mức độ xơ gan) thấp hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
- Thuốc làm tăng lượng corticosteron tự nhiên trong cơ thể chuột nhắt, và như vậy có tác dụng kiểu hormoĩi steroid.
- Úc chế sự sinh tổng hợp prostaglandin PGF2 trong thí nghiệm in vitro. Khi thử nghiệm riêng rẽ, gừng cũng có tác dụng này, hoạt chất gingerol của gừng có tác dụng ức chế men cyclooxygenase.
- Thuốc đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch của steroid, và cùng với tác dụng kiểu steroid, nó được coi là một chất điều hoà miễn dịch.
Ba bài thuốc cổ truyền có gừng của Nhật Bản là Shosaikoto, Daisaikoto, Hochuekketo đã được nghiên cứu đối với hoạt tính kích thích miễn dịch của một số chất kích thích miễn dịch như lipopolysacharid, conca-navalin A, phorbol myristat acetat, phytohemaglutinin. Những kết quả thí nghiệm chứng tỏ các bài thuốc cổ truyền trên có tác dụng điều hoà miễn dịch hoặc kích thích miễn dịch như trong kinh nghiệm lâm sàng của Nhật Bản và Trung Quốc.
Tính vị: Vị cay nồng, tính ấm, không có độc.
Quy kinh: Phế, Tỳ, Vị, Tâm và Trường.
Công năng: Gừng tươi có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn giúp tiêu hoá. Gừng khô có tác dụng ôn trung tán hàn. Vỏ gừng tiêu phù thũng.
Công dụng: Gừng tươi giải cảm hàn, làm gia vị, làm mứt, cất tinh dầu làm thuốc. Gừng khô chữa đau bụng lạnh, kém tiêu, ỉa chảy.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 2-10g, sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Chế biến: Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (Can khương).
Bài thuốc:
1. Tán hàn giải biểu: các chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu ngạt mũi: gừng tươi 12g, tô diệp 8g, phòng phong 12g. Sắc uống. Có thể kết hợp thuốc hạ nhiệt giảm đau Tây y (như paracetamol, decolgen, efferalgan).
2. Làm ấm dạ dày, cầm nôn mửa: sinh khương 12g, bán hạ 12g. Sắc uống.
3. Ôn trung hồi dương: dùng cho người tỳ vị dương hư, tứ chi lạnh ngắt, mạch yếu muốn tắt: can khương 16g, phụ tử chế 12g, chích thảo 4g. Sắc uống.
4. Ấm tỳ cầm tả: chữa tiêu chảy vì tỳ hàn, phân loãng không thối, sôi bụng đau thắt: gừng nướng (bào khương) 60g, giã, rang, bọc bằng vải đắp lên rốn (phủ trên huyệt đan điền), đặt trong 1-2 giờ.
5. Ấm vị cầm mửa: Trường hợp hàn uất xâm phạm vào vị, nôn mửa ra nước trong: can khương, nhân sâm, bán hạ, liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, dùng nước gừng làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g.
6. Ấm kinh cầm máu: dùng cho chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, băng huyết: can khương đốt tồn tính, nghiền mịn thành bột. Mỗi lần 2-4g, uống bằng nước ấm.
7. Chữa phụ nữ băng huyết: can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đốt thành tro, nghiền mịn. Uống với nước.
8. Ấm phổi dịu ho: dùng khi khí lạnh vào phổi gây ho hen: phục linh 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 4g, can khương 4g, tế tân 2g. Sắc uống.
9. Chữa ho, đờm lạnh: Đường kẹo mạch nha (dương đường) 1 lượng và sinh khương 2 lượng. Đem sắc với 3 chén nước đến khi còn nửa chín. Dùng khi thuốc còn ấm và uống chậm rãi để hoạt chất từ dược liệu thẩm thấu sâu vào cổ họng và thực quản.
10. Chữa chứng trúng khí hôn quyết, có đàm bế: Mộc hương, bán hạ và trần bì mỗi vị 1.5 chỉ, sinh khương 5 chỉ, cam thảo 8 phân. Sắc uống, khi dùng thuốc nên uống cùng 1 chén nước tiểu bé trai (đồng tiện).
11. Chữa hoắc loạn âm, bụng trướng đau, hơi ngắn, phiền đầy, chưa được thổ hạ: Sinh khương 1 cân. Cắt nhỏ gừng, sau đó sắc với 7 thăng nước đến khi còn 2 thăng. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
12. Trị rét lạnh: Thảo quả nhân 1 lượng, bạch truật 2 lượng và sinh khương 4 lượng. Đem sắc với 5 chén nước đến khi còn lại 2 chén. Uống thuốc khi chưa phát triệu chứng.
13. Chữa hói đầu: Gừng tươi. Giã nát rồi làm nóng, sau đó đắp lên đầu độ 2-3 lần.
14. Chữa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ: Bổ cốt chỉ 12g, bào phụ tử 6g và sinh khương 30g. Giã nát dược liệu rồi đắp trực tiếp lên rốn.
15. Trị trùng chui vào tai: Gừng tươi. Giã nhỏ, vắt lấy nước và nhỏ 1 ít vào tai.
16. Giúp đề phòng say xe: Gừng tươi vừa đủ. Giã nhỏ rồi đắp bên ngoài huyệt nội quan (nên dùng vải hoặc băng cố định).
17. Chữa bỏng do nước nóng: Gừng tươi. Ép lấy nước rồi thoa trực tiếp lên vết bỏng. Thực hiện nhiều lần cho đến khi vùng da lành hẳn.
18. Chữa chai cứng da sau khi tiêm vào mông: Gừng tươi (mới bỏ vỏ). Xắt thành từng miếng mỏng 1-2mm và đắp trực tiếp vào vùng da xơ cứng. Thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần đắp kéo dài 1-2 giờ.
19. Chữa ho, nôn mửa, ngoại cảm và bụng đầy trướng: Gừng tươi và rượu trắng. Đem gừng giã nhỏ rồi đem ngâm với trắng. Mỗi ngày dùng 2-5ml rượu xoa vào bụng.
20. Chữa ho: Củ sả, chanh tươi và sinh khương mỗi thứ 10g. Đem nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ rồi ngâm với 5g muối và siro đơn sao cho đủ 100ml. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng vải vắt kiệt lấy nước và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 1-2 thìa canh, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng cho trẻ, chỉ sử dụng ½ liều thông thường.
21. Trà gừng hỗ trợ điều trị hạ huyết áp: Gừng tươi và đường kính. Đem cạo bỏ vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn rồi nấu với đường kính thành cao lỏng. Sau đó cho vào lọ thủy tinh và bảo quản dùng dần. Khi huyết áp hạ đột ngột, dùng 2-3 thìa pha với nước ấm uống.
22. Chữa chứng buồn nôn và nôn mửa do tỳ vị hư hàn: Bán hạ và sinh khương mỗi vị 8 – 12g. Sắc uống dùng hết trong ngày.
23. Kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa: Quế chi 6g, bạch thược 12g, đại táo 4 quả, chích thảo 4g, đường phèn 20-40g, sinh khương 1,2g. Sắc dược liệu với nước, sau đó cho đường phèn vào uống.
24. Chữa viêm dạ dày mãn tính thuộc chứng hư hàn kiêm thủy ẩm: Sinh khương 16-24g, đại táo 4 quả, ngô thù du 8-12g và đảng sâm 12-16g. Sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
25. Chữa đau bụng do hàn, đau bụng do sán khi, nôn ra nước trong: Hậu phác, sinh khương và đương quy mỗi vị 10g, cao lương khương 6g, quế tâm 4g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
26. Chữa chứng đởm hư đàm nhiệt xông lên, ngực đầy tức, bứt rứt khó ngủ, miệng đắng, ăn kém, suy nhược thần kinh: Đại táo 2 quả, sinh khương 3 lát, trúc nhự 8-12g, chỉ thực 8-12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
27. Chữa chứng trúng phong, đàm mê tâm khiếu khiến lưỡi cứng không nói được: Trúc nhự 2-4g, gừng tươi 3 lát, xương bồ 4-8g, đại táo 2 quả, đởm nam tinh 6-10g, đẳng sâm 4-8g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
28. Chữa mề đay thể phong hàn, nổi ban do lạnh: Đại táo, kinh giới, đẳng sâm và phòng phong mỗi vị 12g, ma hoàng, sinh khương mỗi vị 6g, quế chi, hoàng kỳ, bạch chỉ và bạch thược mỗi vị 8g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
29. Chữa tỳ vị hư nhược sinh nôn mửa: Nhân sâm và bán hạ mỗi vị 4g, sinh khương 7 lát, mao căn 80g, phục linh 20g, tỳ bà diệp 8g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
30. Bài thuốc chữa chứng quy hung (ngực nhô ra như con rùa): Xạ can, sinh khương, tô tử, tỳ dà biệp, tiền hồ, thiên hoa phấn, bạc hà, tang diệp, sa sâm, bách hợp và sa sâm. Gia giảm liều lượng tùy theo triệu chứng, sắc uống và dùng hết trong ngày.
31. Chữa cước khí phù thũng: Trầm hương 5 phân, đại phúc bì 9g, sinh khương 6g, chỉ xác 6g, tang bạch bì 3 chỉ, lai phục tử 9g, mộc qua 9g, tử tô tử 6g, tử tô diệp 6g, trần bì 6g, tân lang 9g, ô dược 6g và kinh giới tuệ 6g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
32. Chữa trúng phong kinh lạc: Phòng phong 6g, sinh khương 3 lát, hoàng cầm, quan quế, ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo, xuyên khung, nhân sâm, phòng kỷ và bạch thược mỗi vị 4g, phụ tử 2g. Sắc với 3 bát nước còn lại 1 bát, uống 1 lần/ngày.
33. Chữa khớp sưng đau nhức, thở ngắn, đầu choáng váng, viêm khớp dạng thấp: Phụ tử 8g, quế chi 12g, phòng phong 12g, sinh khương 5 lát, tri mẫu 12g, bạch truật 15g, thược dược 9g, ma hoàng và cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
34. Chữa tiêu chảy do hàn thấp, bụng đầy, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày: Chích cam thảo 3g, trần bì và hậu phác mỗi vị 6g, thương truật 10g, đại táo và gừng tươi lượng vừa đủ. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
35. Chữa cảm phong hàn gây đau đầu, nhức mỏi mình mẩy và ho: Gừng tươi 2-3 lát, hạnh nhân 10g, bạch chỉ 12g, kinh giới và xuyên khung mỗi vị 8g, phòng phong 10g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
36. Chữa chính khí suy, ngoại cảm phong hàn thấp (sợ lạnh, sốt cao, chân tay nhức mỏi, không có mồ hôi, ho có đờm, khàn giọng, nghẹt mũi, ngực đầy tức): Cam thảo 2-4g, khương hoạt, chỉ xác mỗi vị 4-6g, xuyên khung và độc hoạt mỗi vị 4-8g, bạc hà 4g, sinh khương 3 lát. Sắc uống, ngày dùng từ 1-2 thang.
37. Chữa bụng đầy, đau do khí trệ: Gừng tươi, trần bì và sa nhân mỗi vị 6g, cam thảo 3g, phục linh, đảng sâm và bán hạ mỗi vị 10g, mộc hương 4g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
38. Chữa chứng nôn mửa, nấc do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu: Sa nhân (tán bột) và sinh khương. Đem sinh khương sắc lấy nước uống với 2-4g bột sa nhân.
39. Giải cảm phong hàn: Cam thảo 4g, trần bì 6g, hương phụ và lá tía tô mỗi vị 8g, gừng tươi 2 lát. Sắc lấy nước, có thể dùng nước thuốc nóng xông mặt sau đó dùng nước uống.
40. Giải độc khi ăn cua cá: Gừng tươi 8g, lá tía tô 10g và sinh cam thảo 4g. Sắc với 600ml còn lại 200ml, chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên dùng bài thuốc khi thuốc còn nóng.
41. Chữa lở loét khoang miệng: Gừng tươi. Sắc loãng lấy nước súc miệng và uống thường xuyên. Thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi vết loét liền lại.
42. Chữa viêm nha chu: Gừng tươi. Sắc loãng lấy nước uống và súc miệng 2 lần/ngày. Nếu cổ họng bị rát và ngứa, nên thêm 1 ít muối ăn vào và uống nóng.
43. Phòng ngừa và điều trị sâu răng: Gừng tươi. Sắc loãng lấy nước uống nóng và súc miệng nhiều lần trong ngày.
44. Chữa chứng đau nửa đầu: Gừng tươi. Vắt lấy nước, sau đó dùng nước xoa lên tay và bóp lên đầu trong khoảng 15 phút.
45. Chữa sắc mặt nhợt nhạt: Gừng tươi. Đun lấy nước rửa mặt 2 lần/ngày (sáng-tối). Áp dụng bài thuốc này trong vòng 60 ngày giúp sắc mặt hồng hào, giảm khô ráp và thâm nám.
46. Trị say rượu bia: Gừng tươi và mật ong. Hãm gừng tươi với nước sôi trong vòng 15 phút, sau đó thêm 1 ít mật ong vào uống.
47. Bài thuốc trị gàu: Gừng tươi. Thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó đắp lên da đầu trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó dùng nước gừng gội lại cho sạch.
48. Chữa đau nhức vai và lưng: Giấm ăn, muối và gừng. Đun gừng với nước, sau đó cho giấm ăn và muối vào. Dùng khăn sạch thấm hỗn dịch còn ấm đắp lên chỗ đau nhiều lần.
49. Chữa hôi chân: Gừng, giấm ăn và muối. Đun gừng với 1 lít nước, sau đó thêm muối và giấm ăn vào ngâm chân trong khoảng 15 phút. Sau đó lau khô và để chân thoáng mùi hôi sẽ thuyên giảm đáng kể.
50. Chữa giun kim: Gừng tươi. Đun gừng lấy 1-2 cốc nước, sau đó dùng gừng nấu nước đun rửa hậu môn. Trước khi ngủ, dùng nước gừng rửa hậu môn và uống 1-2 cốc nước gừng ấm. Thực hiện bài thuốc này trong 10 ngày giúp tiêu diệt giun kim hiệu quả.
51. Chữa viêm phế quản mãn tính, miệng không khát, ho lâu không dứt, tức ngực, hen, nôn ra dãi nhớt màu trắng, tim hồi hộp: Trà du long và gừng tươi mỗi vị 160g, mật ong 160ml. Đem các nguyên liệu trộn đều, mỗi lần dùng 1 thìa canh uống với nước. Ngày dùng 2 lần (sáng-tối).
52. Chữa viêm khí phế quản do cảm lạnh, đau bụng, nôn ói ở trẻ nhỏ: Gạo tẻ 150g và gừng tươi 30g. Gạo ngâm rửa sạch rồi nấu thành cháo, gừng cạo vỏ và cắt thành từng lát nhỏ. Khi cháo chín, cho gừng vào đảo rồi nêm thêm đường và ăn nóng.
53. Chữa cảm cúm: Lá tía tô 20-30g, trà 30g, kinh giới 20-30g và gừng tươi 20g. Sắc lấy nước, sau đó hòa với 1 ít đường đỏ vào uống.
54. Xôi nếp thịt bò nước gừng chữa tiêu lỏng, cơ thể gầy yếu do tỳ vi hư nhược: Thịt bò thái lát 100-150g, nước gừng tươi 40ml, gạo nếp. Đem gạo nếp ngâm trong 5-6 tiếng rồi đồ xôi, khi xôi chín thì cho nước gừng, tương, dầu ăn và thịt bò vào đồ thêm 15 phút. Dùng ăn vào bữa chính để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa.
55. Nước gừng củ cải trị viêm họng nhiều đờm, viêm khí phế quản: Gừng tươi (thái lát) 15-20g, củ cải (thái lát) 250g, 1 ít đường đỏ. Đem các vị sắc lấy nước và dùng uống nóng.
56. Nước gừng mật ong trộn bột đào nhân, hạnh nhân trị hen suyễn mãn tính, thở gấp, suy hô hấp: Hạnh nhân 15, đào nhân 30g và nước gừng, mật ong. Đem nghiền nát đào nhân và hạnh nhân, sau đó cho vào nước gừng cùng với mật ong. Dùng ăn với liều lượng thích hợp.
57. Chữa khan tiếng hoặc mất tiếng: Củ cải trắng và gừng tươi. Giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt và dùng uống 2-3 lần/ ngày.
58. Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa: Gừng tươi giã nát. Cho vào trà nóng, sau đó thêm 1 ít đường và uống nóng.
59. Chữa mất ngủ, khó ngủ: Gừng tươi. Đem hãm như trà và uống nóng, sau đó đem gừng hòa với nước ấm thêm chút muối vào và ngâm chân trong vòng 15-20 phút.
60. Phòng ngừa cảm mạo vào mùa lạnh: Gừng tươi. Thỉnh thoảng ngậm 1 lát gừng tươi rồi nhai nuốt.
61. Giúp giảm đau nhức khớp và kháng viêm: Gừng tươi. Nấu nước uống, dùng bã gừng sao nóng rồi đắp lên chân tay trong 15 – 20 phút để giảm đau.
Kiêng kỵ, chú ý:
- Âm hư nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.
- Ăn quá nhiều gừng có thể gây ung nhọt và tích nhiệt mắt bệnh.
- Bệnh nhân bị trĩ nên hạn chế ăn quá nhiều sinh khương và cần kiêng uống rượu khi dùng gừng nếu không bệnh sẽ phát lên đột ngột.
- Dùng bài thuốc từ gừng lâu ngày có thể gây âm hư nội nhiệt, tổn âm thương mắt, biểu hư có nhiệt ra mồ hôi, âm hư ho thổ huyết, đổ mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi trộm, đau bụng hỏa nhiệt, nhiệt gây nôn lợm, tang độc hạ huyết,…
- Gừng có tác dụng tăng huyết áp nên cần tránh sử dụng cho bệnh nhân huyết áp cao (đối với bài thuốc uống).
- Có thể dùng gừng giải độc do sử dụng bán hạ và nam tinh.
- Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng tối đa 10g gừng/ ngày,
- Không dùng gừng tươi với thuốc chống đông máu và các loại thuốc có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu.
- Can khương nóng hơn sinh khương, vì vậy những trường hợp tỳ vị hư hàn nặng có thể dùng sinh khương sấy/ phơi khô để tăng tác dụng điều trị.
Tham khảo:
- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
- theplanlist.org
- efloras.org
Bài viết Cây thuốc - Vị thuốc khác
- Công dụng của cây Dương đài - Balanophora laxiflora
- Công dụng của cây Chòi mòi - Antidesma ghaesembilla
- Công dụng của cây Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir.
- Công dụng của cây Vẹt trụ - Bruguiera cylindrica
- Công dụng của cây Bầu nâu - Aegle marmelos
- Công dụng của cây nghệ lá từ cô - Curcuma alismatifolia
- Công dụng của cây Dướng leo - Broussonetia kazinoki
- Công dụng của cây Cúc leo - Mikania micrantha
- Công dụng của cây Gièng gièng - Butea monosperma
- Công dụng của cây Hoàng liên gai - Berberis julianae
- Công dụng của cây Móng bò sọc - Bauhinia variegata
- Công dụng của cây Hoa chông - Barleria cristata
- Công dụng của cây Khôi nước - Baliospermum solanifolium
- Công dụng của cây Hũng hoa to - Beaumontia grandiflora
- Công dụng của cây Tam lang - Barringtonia macrostachya
- Công dụng của cây Mấu chàm - Bauhinia scandens L.
- Công dụng của cây Thốt nốt - Borassus flabellifer
- Công dụng của cây Bù ốc leo - Stephanotis volubilis
- Công dụng của cây Móng bò vàng - Bauhinia tomentosa
- Công dụng của cây Nam sâm tàu - Commicarpus chinensis (L.) Heimerl