Logo Website

MẪU ĐƠN BÌ

01/11/2020
Cây Mẫu đơn có tên khoa học: Paeonia × suffruticosa Andrews, họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Công dụng: Chữa phát ban, nôn ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt bế tắc, ung nhọt, kinh giản co giật.

MẪU ĐƠN BÌ (牡丹皮)

Cortex Paeoniae suffruticosae

Mẫu đơn bì Paeonia × suffruticosa

Mẫu đơn bì Paeonia × suffruticosa: Photo Jim Robbins and tcmwiki.com

Tên khác: 

Đan bì, Đơn bì, Đơn căn, Mẫu đơn căn bì, Lộc cửu, Bách lượng kim.

Tên nước ngoài

Peony (Anh); péonie, pivoine (Pháp).

Tên khoa học: 

Paeonia × suffruticosa Andrewshọ Hoàng liên (Ranunculaceae). 

Tên đồng nghĩa

Paeonia × arborea C.C.Gmel.; Paeonia × chinensis Oken; Paeonia × fruticosaDum.Cours.; Paeonia × moutan Sims; Paeonia × moutan var. anneslei Sabine; Paeonia × moutan var. papaveracea (Andrews) DC.; Paeonia × papaveracea Andrews; Paeonia × suffruticosa f. anneslei (Sabine) Rehder; Paeonia × suffruticosa f. maculata Hong C.Zheng; Paeonia × suffruticosa var. papaveracea (Andrews) Kern.; Paeonia × suffruticosa var. purpurea Andrews; Paeonia × suffruticosa f. rubida Hong C.Zheng; Paeonia × yunnanensis W.P.Fang

Mô tả

Cây: 

Mẫu đơn là một loại cây sống lâu năm, có thể cao 1-1,5m, rễ phát triển thành củ. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, lá chét giữa lại chia thành 3 thùy, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt vì có lông. Cuống dài 6-10cm. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính đạt tới 15-20cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng.

Dược liệu: 

Mẫu đơn bì hình ống hoặc nửa hình ống, có khe nứt dọc, hai mép thường cuộn cong vào trong hoặc mở ra. Mặt ngoài màu nâu hay vàng nâu, có nhiều lỗ bì nằm ngang và vết sẹo rễ nhỏ. Mặt trong của vỏ màu vàng tro hoặc nâu nhạt. Chất cứng giòn, dễ bẻ gẫy. Vị hơi đắng và se. Mùi thơm đặc biệt.

Bộ phận dùng: 

Vỏ rễ khô của cây Mẫu đơ (Cortex Paeoniae suffruticosae)

Phân bố sinh thái:

Mẫu đơn là loài cây quý được trồng từ lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên. Cây ưa sáng và ưa ẩm; thích nghi cao với vùng có khí hậu ôn đới ấm. Hàng năm, vào mùa xuân, từ các chồi ngủ trên thân và cành, mọc ra một loạt lá mới, sau đó có hoa. Hoa mẫu đơn có nhiều màu, thường nở vào lúc sáng sám; thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Quả khi già tự mở; gieo trồng chủ yếu bằng hạt. Cây rụng lá mùa đông.

Vào đầu những năm 70, Viện Dược liệu đã nhập hạt mẫu đơn của Trung Quốc về trồng ở Trại thuốc Sa Pa (Lào Cai). Cây trồng sinh trưởng phát triển khá tốt và ra hoa quả, về sau cây bị mất giống, chưa nhập lại được.

Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc. 

Thu hái, sơ chế:

Mẫu đơn sau khi trồng 3 năm thì có thể thu hoạch được. Thông thường mùa thu hoạch thường rơi vào tháng 7 – 11. Tuy nhiên, thu hoạch vào mùa hè vào khoảng tháng 9, cây cho năng suất cao hơn 10 – 15% và chất lượng dược liệu cũng tốt hơn.

Khi thu hoạch nên dùng cào có 2 răng, răng cào nên dài khoảng 30 – 50 cm, to bằng ngón trỏ, khoảng cách 2 răng từ 10 – 20 cm. Khi đào cần nhìn vào khoảng đất nứt quanh gốc cây, xới đất dần dần nhẹ nhàng đến khi lấy hết được phần rễ. Khi đào cần cẩn thận không để xây xát hoặc làm đứt rễ.

Thu hái mang về cắt bỏ phần rễ tơ, rửa sạch đất cát. Dùng mảnh tre hoặc mảnh thủy tinh cạo sạch lớp vỏ ngoài, rồi rạch một đường thẳng theo chiều dọc của rễ, bỏ phần lõi chỉ lấy phần vỏ. Nếu trời mưa thì không cạo vỏ ngoài và không rút ruột để tránh ảnh hưởng đến dược liệu.

Sau đó cắt thành nhiều đoạn ngắn, dài khoảng 15 – 17 cm rồi mang đi sấy hoặc phơi khô. Trong thời gian phơi nắng, buổi tối phải mang dược liệu vào nhà tránh phơi sương. Khi lưu trữ không được chất thành đống, phải để tách biệt. Bởi vì chất đống có thể làm rễ chua, chuyển thành màu đen và chất dầu trong rễ sẽ làm giảm chất lượng dược liệu.

Qua công đoạn sơ chế, Đan bì có thể bào thành nhiều lát mỏng, phơi trong bóng râm, tẩm rượu hoặc sao cháy bảo quản dùng dần.

Bảo quản:

Dược liệu cần được bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc lọ kín để tránh dập nát. Lưu trữ dược liệu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, đậy kín sau mỗi lần sử dụng để tránh côn trùng, mối mọt.

Thành phần hoá học: 

Alcaloid, saponin, có glycosid khi thuỷ phân cho paeonol (C9H10O3) và glucose.

Tác dụng dược lý:

Mẫu đơn bì và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống viêm, chống thấp khớp, an thần, hạ sốt, giảm đau, chống loét dạ dày, chống dị ứng và chống co giật. Ngoài ra còn có tác dụng gây giãn mạch vành tim và mạch ở cơ chân, gây hạ huyết áp, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống ảnh hưởng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.

Trong thực nghiệm phản xạ có điều kiện, mẫu đơn bì và hoạt chất paeoniflorin có khả năng giảm sự suy yếu nhận thức gây ra bởi scopolamin trong việc tìm lối ra qua mê cung ở chuột cống trắng và trong việc phân biệt sự chói sáng ở chuột cống già. Trên lâm sàng, có khả năng điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

Hoạt chất paeonol của mẫu đơn bì có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, chống huyết khối, chống viêm, an thần, giảm đau và chống đột biến. Ngoài ra còn một hoạt chất khác có tác dụng kháng siêu vi khuẩn. Mẫu đơn bì còn ức chế men aldose reductase, làm giảm tích lũy sorbitol trong tế bào, do vậy làm giảm những biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Mẫu đơn bì cũng ức chế men monoamin oxydase, do vậy có khả năng điều trị bệnh trầm cảm.

Rễ mẫu đơn có tác dụng chống co thắt, chống viêm và giảm đau. Nước sắc rễ có tác dụng chống co thắt trên hồi tràng và tử cung khi cho chuột và thỏ uống. Cao methanol có tác dụng tương tự trên tử cung chuột cống trắng, nhưng cao ethanol lại có tác dụng kích thích tử cung thỏ. Mẫu đơn gây dãn cơ dạ dày và tử cung cô lập chuột cống trắng. Cào chiết nước nóng ức chế viêm khớp gây bởi chất bổ trợ và phù bàn chân chuột gây bỏi caragenin. Cao chiết nước nóng hoặc ethanol ức chế sự kếl tập tiểu cầtì gây bỏi adenosin diphosphat, acid arachidonic và colagen, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch khi cho động vật uống hoặc tiêm phúc mạc và có hoạt tính kháng tiêu fibrin in vitro. Cao rễ mẫu đơn còn bảo vệ chống tác dụng độc hại gan gây bởi carbon tetraclorid trên chuột nhắt và cống trắng.

Rễ mẫu đơn với nồng độ 10-1 mg/ml có tác dụng ức chế aldose reductase của thể thủy tinh bò với mức 71 - 90%. Enzym aldose reductase gây tích luỹ sorbitol trong tế bào, có vai trò quan trọng trong bệnh sinh những biến chứng mạn tính của đái tháo đưòng như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Cao methanol vỏ rễ mẫu đơn có hoạt tính ức chế monoamin oxydase vói nồng độ ức chế 50% (IG50) là 48 |J.g/ml. Như vậy, mẫu đơn có thể có tác dụng điều trị trầm cảm.

Hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống co thắt, chống viêm, an thần, giảm đau và có độc tính rất thấp; gây mất phản xạ đứng thẳng lên khi tiêm lĩnh mạch cho chuột cống trắng, kéo dài thời gian giấc ngủ gây bởi hexobarbital, ức chế các triệu chứng quặn đau gây bỏi tiêm phúc mạc acid acetic ttên chuột nhắt trắng, có hoạt tính hạ sốt và chống co giật yếu. Paeoniflorin có tác dụng dự phòng trên loét dạ dày ứ : chế sự quá mẫn do tiếp xúc, và phản ứng phản vộ da thụ động trên động vật thí nghiệm, gây hạ áp trên chuột lang do dãn mạch ngoại biên. Chất này gây dãn mạch vành và mạch chân sau của chó, gây dãn và ức chế sự vận động và trương lực của các cơ quan có cơ trơn như dạ dày hoặc tử cung chuột cống trắng, và còn có tác dụng ức chế trên plasminogen và plasmin và có hoạt tính chống đông cả in vitro và in vivo trên chuột nhắt trắng.

Cao rễ mẫu đơn hoặc paeoniflorin làm giảm sự suy yếu gây bởi scopolamin trong việc tìm lối ra qua mê cung trên chuột cống trắng. Paeoniflorin dự phòng sự giảm lượng acetylcholin gây bỏi scopolamin trong thể khía, và làm giảm sự suy yếu về nhận thức ở chuột già trong việc phân biệt sự sáng chói, và như vậy paeoniflorin có khả năng áp dụng trong điều trị rối loạn về nhận thức như sa sút trí tuệ ở người già.

Hoạt chất paeonol có tác dụng ức chế sự sinh sôi của Escherichia coliBacillus subtilis ở nồng độ 1: 1500, và ức chế Staphylococcus aureus và Streptococcus faecalis ở nồng độ 1: 2000. Paeonol ức chế sự kết tập tiểu cầu máu người gây bởi adenosin diphosphat hoặc collagen một cách phụ thuộc vào liều. Paeonol ức chế sự tạo thromboxan B2 nhưng kích thích sự tạo acid eicosatetraenoic từ [14C] arachidonat trong tiểu cầu máu người, và còn ức chế sự tạo prostaglandin và thromboxan từ [14C] arachidonat trong đại thực bào phúc mạc chuột cống trắng. Như vậy tác dụng chống huyết khối và chống viêm của rễ mẫu đơn có thể do tác dụng ức chế của paeonol trên tổng hợp các prostanoid.

Paeonol có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột gây bỏi caragenin, có tác dụng an thần, gây giảm hoạt động tự nhiên, giảm sự tăng hoạt động gây bởi cafein, làm mất phản xạ đứng lên, giảm đau đối với các triệu chứng quặn đau gây bởi tiêm phúc mạc acid acetic và đối với đau do kẹp đuôi trên chuột nhắt trắng. Paeonol có tác dụng chống đột biến, làm giảm tần xuất đột biến gây thực nghiệm trên Escherichia coli. Chất 1, 2, 3, 4, 6 - pentagalloylglucose trong vỏ rễ mẫu đơn có tác dụng kháng vừus. Hai acetophenon có trong vỏ rễ ức chế chọn lọc sự kết tập tiểu cầu thỏ gây bởi acid arachidonic mạnh hơn so vói tác dụng này của paeonol. Chất 2,5 - dihydroxy - 4 - methylacetophenon còn ức chế sự tạo thành thromboxan và prostaglandin D2 từ acid arachidonic.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của dạng thuốc trên sinh khả dụng của paeonol, thấy paeonol được thấm từ dịch vị nhân tạo vào trong huyết tương nhân lạo nhiều hơn khi áp dụng dưới dạng nước sắc hay cao đông khô vỏ rễ mẫu đơn so với khi áp dụng dạng paeonol tinh chế.

Tính vị,:

đắng, cay, mát. Vào các kinh.

Quy kinh:

tâm, can, thận.

Công năng:

Đơn bì có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hóa ứ.

Công dụng: 

Chữa phát ban, nôn ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt bế tắc, ung nhọt, kinh giản co giật.

Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 5 - 10g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc:

1. Chữa phong hàn nhiệt độc gây lở loét bằng hạt đậu:

Dùng 10 g Đơn bì, Hoàng cầm (bỏ phần lõi đen), Đại hoàng (sao vàng), Ma hoàng (bỏ rễ và phần đốt), mỗi vị 6 g, Sơn chi tử 3 g. Mang tất cả dược liệu tán thành mảnh nhỏ, trộn đều. Mỗi lần sử dụng 5 g sắc với 200 ml nước đến khi còn lại 100 ml thì bỏ bã, dùng uống khi còn nóng.

2. Chữa huyết áp cao:

Dùng 60 g Đơn bì sắc với 400 ml nước, đến khi còn 150 ml thì chia thành 3 lần để uống trong ngày khi còn ấm.

3. Chữa phụ nữ nóng trong xương, kinh mạch không thông, người gầy yếu:

Dùng 60 g Mẫu đơn bì, Mộc thông (cắt nhỏ, sao vàng), Nhục quế, Bạch thược, mỗi vị 40g, rễ Khổ qua 60g, Đào nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao vàng) 40 g. Tất cả dược liệu mang đi tán nhỏ, mỗi lần dùng 5 g nấu với 300 ml nước khi còn 150 ml thì bỏ bã, chia thành 2 lần uống khi còn ấm trong ngày.

4. Chữa viêm mũi dị ứng:

Dùng 100 g Đơn bì sắc cùng 300 ml nước còn 100 ml. Mỗi tối uống 50 ml. Uống liên tục 10 ngày là kết thúc 1 liệu trình.

5. Chữa trị viêm ruột thừa cấp (trường ung), đau phát sốt, ra mồ hôi trộm, sợ lạnh, bụng dưới sưng đau, mạch trì khẩn:

Dùng 40 g Mẫu đơn bì, Đại hoàng 160 g, Đào nhân 50 hạt, Mang tiêu 30 g sắc cùng 600 ml nước. Đến khi còn 150 ml thì bỏ phần bã, cho mang tiêu vào, đun sôi lại, dùng uống khi còn nóng.

6. Chữa lở loét hạ bộ, vết thương lở loét sâu:

Dùng Mẫu đơn bì tán nhỏ, ngày uống 3 lần cùng với rượu ấm, mỗi lần dùng khoảng 1 thìa cà phê.

7. Chữa bìu sa sệ, sưng to một bên, tinh hoàn một bên to một nhỏ:

Dùng Phòng phong, Đơn bì, mỗi vị phân lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, trộn đều. Mỗi lần dùng 8 g với rượu ấm.

8. Điều trị ngộ độc thịt thú:

Dùng Mẫu đơn bì tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng uống 3 lần vào sáng, chiều, tối, mỗi lần dùng 4 g.

9. Điều trị xơ cứng động mạch:

Dùng 10 – 12 g Đơn bì, 20 – 40 g Thạch quyết minh, Kim ngân hoa, Kê huyết đằng, mỗi vị 20 g, Cúc hoa, Bội lan mỗi vị 12 g. Mang các vị thuốc sắc uống trong ngày.

10. Điều trị máu xấu ở phụ nữ:

Dùng Đơn bì và Can tất, mỗi vị 20 g sắc thành thuốc dùng uống khi còn nóng.

11. Chữa huyết nhiệt ở phụ nữ sau sinh:

Dùng Đơn bì, Xuyên khung, Chi tử, mỗi vị 8 g, Bạch thược, Đương quy mỗi vị 12 g, Thục địa 16 g, sắc thành thuốc, dùng uống khi còn nóng.

12. Chữa tắc kinh, ứ huyết:

Dùng  Mẫu đơn bì, Mộc thông, Đào nhân, Xích thược, Mộc thông, Thổ qua căn, mỗi vị 12 g, Nhục quế 2 g sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.

13. Chữa kinh nguyệt sớm, máu kinh đen hôi, kinh ra nhiều, kinh chứa máu đông:

Dùng Mẫu đơn bì, Địa cốt bì, Thanh hao, Bạch thược và Phục linh mỗi vị 12 g, Hoàng bá 8 g, Thục địa 16 g sắc thuốc, dùng uống khi còn nóng.

14. Trị chứng sốt do can hỏa uất: (sốt chiều nặng hơn) ra mồ hôi trộm, hoặc ra mồ hôi bất kỳ lúc nào, đau đầu, má đỏ mồm khô, kinh nguyệt không đều, viêm gan mạn tính. thường phối hợp với Chi tử, Sài hồ.:

Dùng Đơn chi tiêu dao tán (Nội khoa trích yếu): Đơn bì 8 – 12g, Chi tử 8 – 12g, Sài hồ 12g, Đương qui 16g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, chích thảo 4g, Bạc hà 4g (cho sau), Gừng 2 lát sắc uống.

15. Trị chứng sốt kèm xuất huyết: như chảy máu cam, thổ huyết dùng Đơn bì nung cháy tồn tính như bài Thạch khôi tán (Thập dược thần thư) gồm:

Đại kế, Tiểu kế, Hà diệp, Trắc bá diệp, Mao căn, thuyên thảo căn, Đại hoàng, Sơn chi tử, Tông lữ bì, Đơn bì lượng bằng nhau, đều đem sao đen tồn tính , tán thành bột, mỗi lần uống 4 – 12g, với nước ngó sen hoặc mực tàu.

16. Chữa viêm mũi dị ứng: 

Dùng nước sắc dung dịch Đơn bì 10%, uống mỗi 50ml, 10 lần là một liệu trình có kết quả tốt.

17. Chữa đinh nhọt: dùng bài Mẫu đơn bì tán gồm:

Mẫu đơn bì 16g, Ý dĩ nhân 40g, Qua lâu nhân 12g, Đào nhân 12g, sắc uống.

Chú ý:

Phụ nữ mới có thai không nên dùng.

Nữ có kinh nguyệt quá nhiều cần thận trọng khi dùng.

Người bị âm hư, thường đổ mồ hôi không dùng.

Người vị khí hư hàn, tướng hỏa suy không dùng.

Kiêng kỵ:

Kỵ Thỏ ty tử, Kỵ Tỏi, Kỵ Hò tuy (ngò), Sợ Bối mẫu và Đại hoàng.

Tham khảo:

- Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004

- Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi), Nhà xuất bản Y học, 1997

- Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi), Nhà xuất bản Y học, 2004

- theplanlist.org

- efloras.org