Logo Website

Học thuyết Ngũ hành: Khái niệm cơ bản và Vận dụng lâm sàng

23/12/2020
Thời cổ, triết học cho rằng Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy là vật chất cơ bản cấu thành vũ trụ, chúng có những đặc tính nhất định. Trong vũ trụ có nhiều loại, nhiều dạng vật chất theo như tính chất của 5 loại cơ bản đối chiếu, rồi tiến hành qui về năm loại lớn là: Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, dùng nó để nói về quan hệ tương hỗcủa sự vật với nhau, gọi chung là Ngũ hành. Đông y hay dùng học thuyết Ngũ hành để giải thích mối quan hệgiữa các bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Như nhân tố mùa, tiết của giới tựnhiên quan hệ với ngũ tạng trong cơ thể con người.

1. Khái niệm cơ bản 

Thời cổ, triết học cho rằng Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy là vật chất cơ bản cấu thành vũ trụ, chúng có những đặc tính nhất định. Trong vũ trụ có nhiều loại, nhiều dạng vật chất theo như tính chất của 5 loại cơ bản đối chiếu, rồi tiến hành qui về năm loại lớn là: Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, dùng nó để nói về quan hệ tương hỗcủa sự vật với nhau, gọi chung là Ngũ hành. Đông y hay dùng học thuyết Ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Như nhân tố mùa, tiết của giới tựnhiên quan hệ với ngũ tạng trong cơ thể con người. Căn cứ các đặc điểm của chúng mà phân vào ngũ hành, cụ thể như sau: 

Ngũ hành Mộc  Hoả Thổ Kim Thuỷ
Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đảm Tiểu trường Vị  Đại trường Bàng quang
Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Mồm Mũi Tai
Ngũ thể Gân Mạch Cơ bắp Da lông  Xương
Ngũ chí Giận Mừng Lo Nghĩ Sợ
Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ khí Phong Thử Thấp Táo Hàn
Mùa tiết Xuân Hạ Trưởng Thu Đông

Cứ theo phân loại ở bảng trên, lấy hành Mộc làm ví dụ, ứng với ngũ hành có các Tạng, Phủ, Khiếu (can, đảm, mắt)... 

Học thuyết Ngũ hành có cho rằng Ngũ tạng có quan hệ Sinh Khắc. Sinh là thúc đẩy, Khắc là ức chế. 

Quy hoạch của tương sinh giữa Ngũ tạng là Can với Tâm, Tâm với Tỳ, Tỳ với Phế, Phế với Thận, Thận với Can, (tức là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy - Mộc). Trong quan hệ qua lại giữa cái nó sinh ra và cái sinh ra nó, sinh ra nó là mẹ, nó sinh ra là con. Ví dụ: Hỏa là mẹ của Thổ, đồng thời là con của Mộc. Quy luật tơng khắc là Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can (tức là Mộc - Thổ - Thủy - Hỏa - Kim - Mộc) trong quan hệ tương khắc có cái nó khắc là "Sở thắng" và cái khắc nó là "Sở bất thắng". Ví dụ: Hỏa là sở thắng của Kim và sở bất thắng của Thủy. Ngoài ra còn có quan hệ phản khắc (tương vũ)∗ ví dụ: Tỳ thổ vốn khắc thận thủy, nhưng lúc có bệnh, thận thủy phát triển phản khắc lại Tỳ thổ sinh ra ỉa lỏng nhão. Một tạng thúc đẩy một tạng, một tạng ức chế một tạng, thúc đẩy và ức chế cùng kết hợp đã duy trì quan hệbình thường giữa các tạng, duy trì được hoạt động sinh lý bình thường của con người. 

2. Vận dụng lâm sàng 

Ngũ hành và chẩn trị lâm sàng có quan hệ, như trong vọng chẩn thường lấy sắc thái mặt mà phân biệt tạng phủ có bệnh: Sắc xanh thường do Can phong, sắc đỏ thường do Tâm hỏa, sắc vàng thường thuộc Tỳ thấp, sắc trắng là Phế hàn, sắc đen là do Thận hư. Lại như khi, chữa bệnh của tạng phủ phải theo 5 mùi vị của thuốc đối với Ngũ tạng mà dùng (theo bảng trên). 

Ngày xưa, "Ngũ hành sinh, khắc" ứng dụng trên lâm sàng rất máy móc, chặt chẽ, thật ra có một số không phù hợp với thực tế do đó sau này khi ứng dụng ít nói đến. Ở đây xin nêu những điều rất thường dùng như sau: 

Từ quan hệ ngũ tạng. tương sinh là một tạng với riêng một tạng có tác dụng thúc đẩy. Trên lâm sàng thường lợi dụng quan hệ này mà chữa một số bệnh, như căn cứ quan hệ Thổ sinh Kim mà dùng phép bồi bổ Tỳ, Vị để chữa bệnh lao, đây cũng là "bồi Thổ sinh Kim". Lại như khi chữa chứng "Can dương thượng cang” thường theo quan hệ Thủy sinh Mộc, dùng phương pháp tự dưỡng Thận âm cũng gọi là "Tư Thủy hàm Mộc" (bồi dưỡng cho Thủy là có bổ cho Can trong đó). 

Về quan hệ tương khắc của ngũ tạng là một tạng với riêng một tạng có tác dụng ức chế, nhưng ở tình huống bình thường các ức chế đó không có hại, ngược lại, còn có tác dụng điều hòa hiệp đồng. Ví dụ: Như quan hệ sinh khắc của Tâm hỏa và Thận thủy ở tình huống bình thường, gọi là "Thủy Hỏa tương tế, nhưng khi quan hệtương khắc vợt quá mức bình thường (tương thừa) thì tạng bị khắc sẽ sinh ra bệnh biến. Như khi quan hệhiệp đồng, điều hòa của Tâm Thận bị phá vỡ sẽ xuất hiện các chứng: Tâm phiền (tim hồi hộp), mất ngủ, hay quên, lưng gối mềm yếu, gọi là "Tâm thận bất giao" hoặc "thủy hỏa bất tế", khi chữa dùng phép giao thông Tâm. Thận. Lại như Can mộc quá thịnh có thể đưa đến Tỳ thổ mất điều hòa cũng xuất hiện chứng đau bụng ỉa chảy, gọi là "mộc khắc thổ" hoặc "Can mộc thừa Tỳ", khi chữa cần thư Can kiện Tỳ. 

Nguồn trích: LƯƠNG Y LÊ VĂN SỬU; CẨM NANG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y; NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC