Logo Website

ĐẠI PHONG TỬ-chữa bệnh phong hủi

24/02/2021
Cây Đại phong tử có tên khoa học: Hydnocarpus anthelminthica Pierre ex Gagnep. Công dụng: Dầu từ hạt có độc; có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ ghẻ, chữa bệnh phong.

ĐẠI PHONG TỬ

Đại phong tử  Hydnocarpus anthelminthica

Cây Đại phong tử: Hydnocarpus anthelminthica Pierre ex Gagnep. Ảnh toptropicals.com and kimsoft

Tên khác:

Phong tử, Chôm hôi, Thuốc phụ tử, Chùm bao, Lọ nồi.

Tên khoa học: 

Hydnocarpus anthelminthica Pierre ex Gagnep

Họ:

Chùm bao: Achariaceae

Mô tả:

Cây gỗ cao 8-20 m, tán hình ô, dày rậm. Vỏ màu xám đen, có xơ. Lá đơn mọc cách, phiến lá khi non màu hồng, khi già cứng và bóng, thường hình trái xoan dài hoặc thuôn, dài 15-30 cm, rộng 3-7 cm, gân bên 8-10 cặp. Cụm hoa 2-3 ở nách lá; hoa đơn tính cùng gốc hay lưỡng tính; 5 lá đài không lông, 5 cánh hoa rời nhau dài 15 mm; 5 nhị; bầu 1 ô có lông với 5 giá noãn. Quả tròn to 7-12 cm; vỏ quả có lông như nhung đen; hạt 30-50.

Đặc điểm sinh học:

Hoa tháng 4-6, quả tháng 7-11.

Sinh thái: 

Rừng mưa hoặc rừng lá rộng thường xanh ở độ cao 300 - 1.300 mét, phổ biến dọc theo bờ sông.

Thành phần hoá học: 

Nhân hạt chứa lipid 40 - 55%, 1 glucosid thủy phân cho glucosa và acid cyanhydric; dầu màu vàng nâu gồm glycerid của các acid: chaulmoogric, hydnocarpic, gorlic.

Tính vị:

Vị cay, tính nóng, có độc.

Công dụng:

Dầu từ hạt có độc; có tác dụng tiêu độc, sát trùng, trừ ghẻ, chữa bệnh phong.

Phần để ăn: Phần cùi của quả có thể ăn được.

Lưu ý:

- Hạt có độc nên chỉ dùng ngoài da.

- Đối với người bệnh phong, khi dùng để uống cần có sự vấn và sự cho phép của bác sỹ, tránh tự ý sử dụng vì vị hạt này có độc tính. Khi uống có thể bị môn mửa.

Phân bố:

Lâm Đồng.

Nguồn tríchHoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018