THANH THẤT
THANH THẤT
Thanh thất: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alst. Photo by Pradeep Rajatewa©
Tên khác:
Bút, Càng hom thơm, Cun, Bông xuất, Xú xuân, Bông xướt, Càn thôn.
Tên khoa học:
Ailanthus triphysa (Dennst.) Alst.
Tên đồng nghĩa:
Adenanthera triphysa; Ailanthus malabarica
Họ:
Thanh thất: Simaroubaceae
Mô tả:
Cây rụng lá, cao 20-25 m. Vỏ màu nâu xám sẫm, thịt vỏ mùi hắc, cành non màu nâu đỏ. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài tới 1 m, có 13-25 lá chét, lá chét dài 7-12 cm, rộng 2-4,5 cm, hình trứng hay dài hình mác, đầu nhọn, gốc lệch, mép nguyên hoặc có 1-2 đôi răng cưa ở phía gốc. Hoa màu xanh nõn chuối, tạp tính làm thành chùy ở đầu cành hay nách lá, dài tới 25 cm. Cánh đài có lông ở mặt ngoài hợp ở gốc, thùy đài nhọn dài; cánh tràng 5, hình thoi, nhọn. Nhị đực 10, nhẵn, đĩa nhỏ, mép khía lượn, bầu có 5 lá noãn, đầu xẻ 5. Quả hình trái xoan, xung quanh có cánh mỏng dài 3-5 cm; hạt tròn, dẹt, ở giữa quả, màu nâu đỏ.
Đặc điểm sinh học:
Hoa tháng 5-6. Quả tháng 7-9.
Công dụng:
Gỗ được dùng làm diêm. Cây cho gôm dùng làm hương. Vỏ làm thuốc.
Phân bố:
Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương.
Nguồn trích:
Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018