MẠ SƯA NAM BỘ
MẠ SƯA NAM BỘ
Mạ sưa nam bộ: Helicia cochinchinensis Lour. Ảnh Hoàng Thanh Sơn
Tên khác:
Chẹo thui nam bộ, Mạ sưa nam, Quắn hoa nam bộ, Mạ sưa bắc bộ.
Tên khoa học:
Helicia cochinchinensis Lour.
Tên đồng nghĩa:
Helicia annularis; Helicia tonkinensis
Họ:
Quắn hoa: Proteaceae
Mô tả:
Cây gỗ, cao 8-20 m. Vỏ thân màu nâu đen, thịt vỏ màu nâu đỏ, có ô lưới. Lá đơn, mọc cách, hình trái xoan, dài 7-20 cm, rộng 2-5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, có 4-7 đôi gân bên, cuống lá dài 1-1,5 cm. Cụm hoa ở nách lá, dài 16 cm, lá bắc hình mũi mác. Bao hoa màu vàng nhạt, dài 10-12 mm, nhẵn. Quả hình trứng, dài 10-12 mm, đường kính 8 mm, màu tím sẫm, đầu tù, trên có mũi nhọn ngắn.
Đặc điểm sinh học:
Hoa tháng 7-8. Quả tháng 10-11.
Công dụng:
Hạt có thể lấy dầu, dùng trong kỹ nghệ xà phòng.
Phân bố:
Đồng Nai, Lâm Đồng.
Nguồn trích:
Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018