Logo Website

MẠO ĐÀI TEYSMAN

15/03/2021
Cây Mạo đài teysman có tên khoa học: Mitrephora teysmannii Scheff. Công dụng: Vỏ cây được sử dụng trong sản xuất xà phòng. Gỗ có dạng hạt đều, nhỏ gọn, màu trắng đục, được sử dụng để làm nông cụ và làm nhà.

MẠO ĐÀI TEYSMAN

Mạo đài teysman  Mitrephora teysmannii

Mạo đài teysman: Mitrephora teysmannii Scheff. Ảnh Marina Khaytarova

Tên khác:

Mạo đài maingay

Tên khoa học: 

Mitrephora teysmannii Scheff.

Tên đồng nghĩa: 

Kinginda maingayi (Hook.f. & Thomson) Kuntze        

Mitrephora maingayi Hook.f. & Thomson 

Họ:

Na: Annonaceae

Mô tả:

Cây gỗ cao 10-15 m, đường kính 20-35 cm, cành non đầy lông màu gỉ sắt. Vỏ ngoài màu xám tro, thịt vỏ màu trắng vàng xen lẫn thớ xơ màu đen. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng thuôn, xoan rộng hay bầu dục thuôn dài, dài 8-20 cm, rộng 6-9 cm, đầu có mũi tù, gốc gần tròn, mặt dưới có lông lúc non. Cuống lá ngắn 6-8 mm, có lông nằm. Hoa hợp thành cụm hình xim, 2-4 hoa. Lá đài 3, hình trứng thuôn rộng, có lông màu nâu; cánh hoa ngoài màu vàng tươi, hình mác thuôn, mặt ngoài có lông màu nâu, cánh hoa trong hình thoi, nửa trên có màu nâu đỏ xen sọc vàng, nửa dưới màu vàng, có lông; nhị nhiều. Quả hình trứng hay hình thoi phủ đầy lông dày màu nâu đen, cỡ 2-3 cm, trên 1 cụm thường có 9-20 quả. Hạt 4, dẹp.

Đặc điểm sinh học:

Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 6-8.

Thành phần hoá học:

maingayinine, dicentrinone, dicentrinene, L-2-O-methyl-chiro-inositol, allantoin, glaucine, N-phenyl-2-naphthylamine, acid terephthalic và ayanin, được phân lập từ cành của Mitrephora maingayi Hook

Phân bố:

Đồng Nai

Công dụng:

Vỏ cây được sử dụng trong sản xuất xà phòng. Gỗ có dạng hạt đều, nhỏ gọn, màu trắng đục, được sử dụng để làm nông cụ và làm nhà.

Tham khảo: 

Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018

Yu R, Li BG, Ye Q, Zhang GL. A novel alkaloid from Mitrephora maingayi. Nat Prod Res. 2005 Jun;19(4):359-62. doi: 10.1080/14786410412331280104. PMID: 15938142.