Logo Website

VẠNG TRỨNG

11/05/2021
Vạng trứng có tên khoa học: Endospermum chinense Benth. Công dụng: Cây lấy gỗ làm diêm, bút chì, gỗ xây dựng và trồng làm cây bóng mát. Cây còn được làm thuốc. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị gãy xương, đòn ngã tổn thương đến sức lực, phong hàn tê thấp, khớp xương buốt đau, đau lưng đùi, tay chân tê liệt.

VẠNG TRỨNG

Vạng trứng có tên khoa học: Endospermum chinense Benth

Vạng trứng: Endospermum chinense Benth; Ảnh Hoàng Thanh Sơn

Tên khác:

Vạng còng, Nội châu

Tên khoa học: 

Endospermum chinense Benth

Tên đồng nghĩa:

Họ:

Thầu dầu: Euphobiaceae

Mô tả:

Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 20-30 cm, đường kính 40-70 cm, vỏ ngoài màu xám vàng, nứt dọc nông, thịt vỏ cứng giòn, có nhiều sạn như cám màu vàng cam. Lá đơn mọc cách, mọc tập trung đầu cành. Phiến lá hình trứng ngược hay trái xoan rộng, dài 8-12 cm, rộng 4-6 cm, đầu có mũi ngắn, gốc nêm rộng, có 2 tuyến mắt cua, gân phụ 5 cặp với 3 gân đáy, cuống lá dài 4-6 cm. Hoa đơn tính khác gốc, dạng chùm mọc ở nách lá. Hoa nhỏ, đài có lông ngắn, hoa không có cánh tràng, hoa đực 10 nhị, hoa cái có vòi nhụy ngắn, đầu nhụy xẻ 2-3 thùy. Quả nang, hình cầu, cỡ 8-12 mm, có lông.

Đặc điểm sinh học:

Mùa hoa từ tháng 5-6, mùa quả tháng 6-8.

Công dụng:

Cây lấy gỗ làm diêm, bút chì, gỗ xây dựng và trồng làm cây bóng mát. Cây còn được làm thuốc. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị gãy xương, đòn ngã tổn thương đến sức lực, phong hàn tê thấp, khớp xương buốt đau, đau lưng đùi, tay chân tê liệt.

Phân bố:

Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước.

Nguồn trích: 

Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018