Logo Website

CÁNH KIẾN

12/05/2021
Cánh kiến có tên khoa học: Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg. Công dụng: Gỗ làm nông cụ và một số đồ dùng thông thường. Rễ, vỏ và quả dùng để nhuộm. Hạt có dầu dùng để làm xà phòng. Rễ dùng trị lỵ cấp tính, hầu họng sưng đau; vỏ chữa động kinh và ỉa chảy.

CÁNH KIẾN

Cánh kiến có tên khoa học: Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg.

Cánh kiến: Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg. Ảnh Hoàng Thanh Sơn

Tên khác:

Mọt, Rùm nao, Thuốc sán, Ba chia, Thổ khang sải

Tên khoa học: 

Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg.

Tên đồng nghĩa: 

Aconceveibum trinerve Miq.

Copianthus indicus Hill

Croton coccineus Vahl

Croton montanus Willd.

Croton philippensis Lam.

Croton punctatus Retz.

Echinus philippensis (Lam.) Baill.

Macaranga stricta (Rchb.f. & Zoll.) Müll.Arg.

Mallotus bicarpellatus T.Kuros.

Mallotus reticulatus Dunn

Mappa stricta Rchb.f. & Zoll.

Rottlera affinis Hassk.

Rottlera aurantiaca Hook. & Arn.

Rottlera philippensis (Lam.) Scheff.

Rottlera tinctoria Roxb.

Tanarius strictus (Rchb.f. & Zoll.) Kuntze

Họ:

Thầu dầu: Euphorbiaceae

Mô tả:

Cây gỗ cao 5-8 m, vỏ ngoài màu xám. Cành non phủ lông hình sao. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng thuôn, dài 8-15 cm, rộng 3-6 cm, đầu có mũi nhọn, gốc lá tù hoặc gần tròn, mặt dới phủ lông mềm. Gân gốc 3, gần cuống có 2 tuyến. Lá kèm sớm rụng. Hoa đơn tính cùng gốc dạng tự bông đuôi sóc mọc ở nách lá hay đầu cành; hoa đực có 3-4 cánh đài, mặt ngoài có lông hình sao và có nhiều tuyến. Nhị 18-32 chiếc; hoa cái cánh đài 3-5, bầu 2 - 3 ô, phủ nhiều lông mềm màu đỏ tươi, vòi 3. Quả nang, hình cầu đường kính 8-10 mm, phủ nhiều lông màu đỏ, khi chin nứt thành 3 mảnh. Hạt hình cầu hay hình trứng, màu đen.

Đặc điểm sinh học:

Mùa hoa tháng 11 đến tháng 1 năm sau, mùa quả từ tháng 3-4.

Công dụng:

Gỗ làm nông cụ và một số đồ dùng thông thường. Rễ, vỏ và quả dùng để nhuộm. Hạt có dầu dùng để làm xà phòng. Rễ dùng trị lỵ cấp tính, hầu họng sưng đau; vỏ chữa động kinh và ỉa chảy.

Phân bố:

Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông.

Nguồn trích: 

Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018