Logo Website

GIÁC ĐẾ SÀI GÒN-chữa sởi, đậu mùa

14/03/2021
Giác đế sài gòn có Tên khoa học: Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast Công dụng: Rễ chữa bệnh đậu mùa, sởi

GIÁC ĐẾ SÀI GÒN

Giác đế sài gòn Goniothalamus gabriacianus

Giác đế sài gòn Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast. Ảnh Hoàng Thanh Sơn

Tên khoa học: 

Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast 

Tên đồng nghĩa: 

Goniothalamus gabriacianus var. coriaceifolius Bân

Goniothalamus saigonensis Pierre ex Finet & Gagnep.

Oxymitra gabriaciana Baill. 

Họ:

Na: Annonaceae

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, cao 6-8 m, cành non có lông mềm. Lá có phiến tròn dài, kích thước 18-24x3-6 cm, không lông, đầu có mũi nhọn, gốc tròn, cuống lá dài 2-6 mm. Hoa đơn độc, mọc ở thân hoặc cành già, cuống hoa 5-10 mm; đài 3, màu xanh; cánh hoa 6, xếp 2 vòng, cánh hoa vòng trong nhỏ hơn cánh hoa vòng ngoài, hình thuôn dài, kích thước 3-5x0,8-1,3 cm, màu trắng sữa; nhị nhiều, bao phấn có vách ngăn ngang; bầu rời, có 9-15 bầu, mỗi bầu chứa 1-2 noãn. Quả hình cầu hoặc hình trái xoan, có lông mềm, dài 1-1,4 cm, đường kính 1 cm, hạt 1-2.

Đặc điểm sinh học:

Mùa hoa tháng 7-8. Mùa quả tháng 12-1. 

Phân bố:

Đồng Nai.

Thành phần hoá học:

Hàm lượng tinh dầu lá cây Giác đế sài gòn (Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast) ở Hà Tĩnh là 0,15% theo hàm lượng tươi.

Thành phần hóa học của tinh dầu từ lá cây Giác đế sài gòn (Goniothalamus gabriacianus (Baill.) Ast) ở Hà Tĩnh gồm 35 hợp chất, chiếm đến 99,4% của tổng hàm lượng tinh dầu. Các hợp chất chính của tinh dầu là α-pinen (44,5%), β-pinen (22,1%) và β-phellandren (12,0%) chiếm 78,6 %.

Công dụng:

Rễ chữa bệnh đậu mùa, sởi (Kinh nghiệm của nhân dân huyện Tương Dương – Nghệ An).

Nguồn trích: Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018