Logo Website

LỘC MẠI

08/05/2021
Lộc mại có tên khoa học: Claoxylon indicum (Reinw. ex Blume) Hassk. Phân bố: Đồng Nai, Lâm Đồng

LỘC MẠI

Lộc mại có tên khoa học: Claoxylon indicum (Reinw. ex Blume) Hassk.

Lộc mại: Claoxylon indicum (Reinw. ex Blume) Hassk. Ảnh herbarium.gov.hk

Tên khác:

Lộc mại ấn độ

Tên khoa học: 

Claoxylon indicum (Reinw. ex Blume) Hassk.

Tên đồng nghĩa: 

Claoxylon caerulescens Ridl.

Claoxylon macrophyllum Bojer

Claoxylon minus (Blume) Hassk.

Claoxylon molle (Blume) Miq.

Claoxylon parviflorum Hook. & Arn.

Claoxylon polot Merr.

Croton halecum Roxb.

Croton pigmentarius Noronha

Croton tabacifolius Geiseler

Erythrochilus minor Blume

Erythrochilus mollis Blume

Erythrochilus multiflorus Zipp. ex Span.

Họ:

Thầu dầu: Euphorbiaceae

Mô tả:

Cây gỗ cao 7-10 m, thịt vỏ màu trắng, có sợi. Cành non và chồi phủ nhiều lông trắng mịn. Lá đơn mọc cách, tập trung ở đầu cành; phiến lá hình trứng hay bầu dục; kích thước 12-18 x 5-12 cm, mép có răng cưa; gốc lá tròn, đầu có mùi dài 1-2 cm; lá kèm hình tam giác, có lông. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành chùm ở nách lá, nụ hoa hình cầu, có lông. Hoa đực, lá bắc dài 2 mm, có lông mềm; 3 cánh đài hình trứng có lông cả 2 mặt; 18-22 nhị. Hoa cái màu xanh nhạt, lá bắc hình tam giác, có lông, đài hình tam giác có lông; bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn. Quả hình cầu bẹp, có lông trắng mịn. Hạt màu đỏ.

Đặc điểm sinh học:

Mùa hoa quả vào tháng 3-10. Công dụng: Làm thuốc xổ.

Phân bố:

Đồng Nai, Lâm Đồng.

Nguồn trích: 

Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018