NHỌC LÁ DÀI
NHỌC LÁ DÀI
Nhọc lá dài: Polyalthia jucunda Finet & Gagnep. Ảnh Lưu Văn Diện
Tên khác:
Ma trinh, Mã trình, Nhọc jucunda
Tên khoa học:
Polyalthia jucunda Finet & Gagnep.
Họ:
Na: Annonaceae
Mô tả:
Cây gỗ, cao 12-15 m, vỏ màu xám. Tán hình ô, cành non có lông. Lá đơn, mọc cách, phiến lá dày, hình thuôn dài tới hình trứng, dài 22-28 cm, rộng 4-8cm, mặt dưới có lông màu vàng, mặt trên chỉ có lông ở hệ gân, màu nâu, có 13-18 đôi gân bên. Đầu có mũi nhọn dài 1,5 cm, gốc lá tròn. Cuống lá dài 8-10 mm, có lông màu nâu. Hoa lưỡng tính, mọc trên cành già. Lá bắc ôm lấy cuống hoa, có lông. Cánh đài 3, có lông, gốc hơi hợp. Cánh hoa 6, hình mác hẹp, dài 3-5 cm, rộng 0,7-1,4 cm, có lông. Nhị nhiều, lá noãn nhiều, rời, có cuống, chứa 1 noãn. Quả hình trứng, chín màu đỏ, có lông ngắn, đầu có mũi nhọn, dài 1,5-2 cm, rộng 1cm.
Đặc điểm sinh học:
Mùa hoa vào tháng 11-12. Mùa quả tháng 3-4 năm sau.
Thành phần hoá học và tác dụng dược lý:
Thân của loài Polyalthia jucunda đã phân lập và xác định các hợp chất: 4-Hydroxy-4, 7-dimethyl-α.-tetralone (1), 4,5-dihydroblumenol A (2), N.-trans.-feruloyltyramine (3), and 24–methylenelanosta-7, 9(11)-dien-3-β., 15α.-diol (4).
Tất cả các hợp chất đã được đánh giá về tác dụng đối với sự phát triển của bốn dòng tế bào khối u ở người [ER (+) MCF-7, ER (-) MDA-MB-23, SF 268 và NCI-H460] và của một tế bào không phải khối u dòng (MRC-5). Chỉ có hợp chất 4 thể hiện tác dụng ức chế tăng trưởng phụ thuộc vào liều lượng đối với cả dòng tế bào khối u và không khối u nhưng ít ảnh hưởng hơn đến dòng tế bào sau này.
Phân bố:
Đồng Nai, Vườn quốc gia Yok Don.
Công dụng:
Gỗ dùng làm guốc, làm củi.
Tham khảo:
Hoàng Thanh Sơn, Trịnh Ngọc Bon, Võ Quang Trung, Nguyễn Văn Linh, Trần Lâm Đồng; Sổ tay nhận biết các loài thực vật phổ biến ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội – 2018
Areerat Suedee, Ing-On Mondranondra, Anake Kijjoa, Madalena Pinto, Nair Nazareth, Maria São José Nascimento, Artur M.S. Silva & Werner Herz (2007) Constituents of Polyalthia jucunda. and Their Cytotoxic Effect on Human Cancer Cell Lines, Pharmaceutical Biology, 45:7, 575-579, DOI: 10.1080/13880200701501300