Logo Website

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÁC NHAU LÊN THÀNH PHẦN CAROTENOID VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA VỎ GẤC KHÔ

22/05/2021

ẢNH HƯỞNG  CỦA BỐN PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÁC NHAU LÊN THÀNH PHẦN CAROTENOID VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA VỎ GẤC KHÔ

Chuyen HV1,2, Roach PD1, Golding JB1,3, Parks SE1,3, Nguyen MH1,4

1. School of Environmental and Life Sciences, University of Newcastle, Ourimbah, NSW, 2258, Australia.

2. Faculty of Agriculture and Forestry, Tay Nguyen University, Buon Ma Thuot, Daklak, Vietnam.

3. NSW Department of Primary Industries, Ourimbah, NSW, 2258, Australia.

4.School of Science and Health, Western Sydney University, Penrith, NSW, 2751, Australia.

2017 – Mar/ J Sci Food Agric.

KHÁI QUÁT

Gấc (Momordica cochinchinensis Spreng.) là một loại trái cây có hàm lượng carotenoid phong phú để sản xuất bột, dầu và viên nang dùng cho thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Hiện nay, chỉ có hạt quả Gấc được chế biến và vỏ cũng như các thành phần khác bị loại bỏ, mặc dù nó có hàm lượng carotenoid cao, có thể được chiết xuất cho mục đích thương mại. Trong nghiên cứu này, bốn phương pháp sấy khác nhau về nhiệt độ và thời gian (không khí nóng, chân không, bơm nhiệt và sấy khô) đã được nghiên cứu để sấy vỏ gấc khô có chứa hàm lượng carotenoid cao nhất.

KẾT QUẢ

Trong các phương pháp sấy, nhiệt độ sấy ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sấy, hàm lượng carotenoid và khả năng chống oxy hoá của vỏ Gấc khô. Trong số các phương pháp sấy đã được khảo sát, sấy vỏ Gấc khô  bằng không khí nóng ở 80oC và phương pháp sấy chân không tại 50oC là các phương pháp lưu trữ được carotenoid cao nhất và khả năng chống oxy hoá mạnh nhất trong vỏ gấc khô.

KẾT LUẬN

Phương pháp sấy không khí nóng ở 80oC và phương pháp sấy chân không tại 50oC được đề nghị là các phương pháp để sấy vỏ gấc.

Nguồn tin: Lâm Bích Thảo (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác