ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN TỚI CÁC TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA QUẢ GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG.)
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN TỚI CÁC TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA QUẢ GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS SPRENG.)
Xuan T. Tran, Sophie E. Parks, Paul D. Roach, John B. Golding, and Minh H. Nguyen
Food Science & Nutrition, 2016 Mar; 4(2): 305–314
Lớp màng bao quanh hạt gấc rất giầu các acid béo và carotenoid (lycopen và β‐caroten). Hiểu rõ các yếu tố chất lượng này bị ảnh hưởng như thế nào bởi độ chín của quả tại thời điểm thu hoạch có thể xác định các chỉ số đánh giá chất lượng quả. Một số đặc tính vật lý và hóa học của quả đã được xác định đối với quả thu hoạch từ 8-16 tuần sau khi thụ phấn. Tốc độc hô hấp và khả năng sản sinh ethylen của quả được đánh giá sau khi thu hoạch và bảo quản quả trong thời gian 20 ngày ở điều kiện 20oC. Quả thu hoạch vào khoảng 14 tuần sau khi thụ phấn cho hàm lượng dầu (0.27 ± 0.02 g/g khối lượng chất khô), hàm lượng lycopen (0.45 ± 0.09 mg/g khối lượng tươi) và hàm lượng β‐caroten (0.33 ± 0.05 mg/g khối lượng tươi) cao nhất, các chỉ tiêu này giảm đi khi thu hoạch quả ở tuần thứ 16 sau khi thụ phấn. Màu sắc lớp vỏ ngoài của quả và tổng lượng chất rắn hòa tan ở màng vỏ hạt gấc là các chỉ tiêu xác định hàm lượng dầu và hàm lượng carotenoids trong vỏ hạt. Chất lượng của quả gấc có thể được xác định bằng màu sắc vỏ quả, tổng lượng chất rắn hòa tan và độ cứng của quả. Thu hoạch quả chín ở độ tuổi 12 tuần sau khi thụ phấn sẽ thiết thực hơn vì quả còn cứng, thuận tiện cho vận chuyển, tuy nhiên, chất lượng quả trong suốt quá trình chín sau thu hoạch có thể bị ảnh hưởng. Quả tiếp tục chín sau khi thu hoạch và sản sinh ra nhiều ethylen nhất ở quả thu hoạch sớm nhất. Điều này có thể phản ánh một trạng thái suy giảm nào đó nhưng cần được khảo sát thêm.
Nguồn tin: L. X. Thảo (Viện Dược liệu)
Bài viết Bản tin Dược liệu khác
- Điều kỳ diệu về chất nhầy và đờm
- XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẦM TỪ GẤC THÔNG QUA SỐ LIỆU SÁNG CHẾ QUỐC TẾ
- TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG CỦA CÂY GẤC, NHẬN DẠNG CÁC GIỐNG GẤC TRIỂN VỌNG VÀ QUY TRÌNH CANH TÁC THÂM CANH CÂY GẤC ĐẠT NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CAO
- TỔNG QUAN VỀ CÂY GẤC
- SỰ THAY ĐỔI ß-CAROTEN VÀ LYCOPEN TRONG PHẨM MÀU TỰ NHIÊN TỪ GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.) TRONG QUÁ TRÌNH SẤY
- NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ KHÁC NHAU VÀ TỶ LỆ CỦA CÁC VẬT LIỆU MANG ĐỐI VỚI HÀM LƯỢNG CAROTENOID TRONG BỘT GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSISSPRENG.) TRONG QUÁ TRÌNH SẤY KHÔ
- CÁC ANKAN CÓ TRONG PHẤN HOA GẤC CÓ TÁC DỤNG THU HÚT LOÀI AULACOPHORA FOVEICOLLIS LUCAS (COLEOPTERA: CHRYSOMELIDAE)
- SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG SAU THU HOẠCH CỦA QUẢ GẤC KHI THU HOẠCH Ở CÁC THỜI KỲ KHÁC NHAU VÀ ĐƯỢC XỬ LÝ CHITOSAN
- CÁC ACID BÉO TỰ DO CHUỖI DÀI TỪ LÁ GẤC - CHẤT DẪN DỤ CÔN TRÙNG GÂY HẠI AULACOPHORA FOVEICOLLIS LUCAS (BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA: HỌ ÁNH KIM CHRYSOMELIDAE)
- CÁC TÍNH CHẤT HÓA LÝ VÀ DINH DƯỠNG CỦA PHẦN VỎ GẤC, THỊT GẤC VÀ MÀNG VỎ HẠT GẤC (Momordica cochinchinensis) TRỒNG TẠI MALAYSIA
- SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG CAROTENOID TỔNG SỐ TRONG SẢN PHẨM BỘT GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.) KHI TĂNG NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN ĐẾN NHIỆT ĐỘ THÍCH HỢP VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN SẢN PHẨM
- TRÁI GẤC: DINH DƯỠNG, THÀNH PHẦN HÓA LÝ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO CHẾ BIẾN
- ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN MẶN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY GẤC (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.)
- NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÀ SẢN XUẤT GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.) TRONG NHÀ LƯỚI
- NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC GIỐNG GẤC LAI ĐEN TẠI NGHỆ AN
- THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA QUẢ GẤC TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THẤP
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT GẤC LAI ĐEN THƯƠNG PHẨM TẠI NGHỆ AN
- HAI TRITERPENOID KHUNG OLEAN MỚI PHÂN LẬP TỪ DỊCH CHIẾT SAPONIN ĐÃ METHANOL PHÂN CỦA GẤC (Momordica cochinchinensis)
- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN VI SÓNG ĐẾN HIỆU SUẤT CHIẾT DẦU GẤC VÀ HÀM LƯỢNG β -CAROTEN VÀ LYCOPEN
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC PHẦN KHÁC NHAU CỦA QUẢ GẤC THÁI (Momordica cochinchinensis SPRENG.)