CÁC ACID BÉO TỰ DO CHUỖI DÀI TỪ LÁ GẤC - CHẤT DẪN DỤ CÔN TRÙNG GÂY HẠI AULACOPHORA FOVEICOLLIS LUCAS (BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA: HỌ ÁNH KIM CHRYSOMELIDAE)
CÁC ACID BÉO TỰ DO CHUỖI DÀI TỪ LÁ GẤC - CHẤT DẪN DỤ CÔN TRÙNG GÂY HẠI AULACOPHORA FOVEICOLLIS LUCAS (BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA: HỌ ÁNH KIM CHRYSOMELIDAE)
Abhishek Mukherjee, Nupur Sarkar, Anandamay Barik
Journal of Asia-Pacific Entomology; Volume 17, Issue 3, September 2014, Pages 229-234
Dịch chiết từ lá gấc non, bánh tẻ và lá già sử dụng phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng và sắc ký khí khối phổ đã phát hiện 13 acid béo tự do, chiếm tổng số lần lượt là 82,29%, 91,30% và 68,52% acid béo ở lá non, lá bánh tẻ và lá già. Acid palmitic là acid béo chiếm tỷ lệ vượt trội, tiếp đó là acid stearic trong ba loại lá. Các acid béo tự do từ lá gấc non, lá gấc bánh tẻ và lá gấc già thu hút các con cái trưởng thành loài Aulacophora foveicollis Lucas (Bộ cánh cứng Coleoptera, họ Ánh kim: Chrysomelidae) với nồng độ tối thiểu 4, 2 và 8 μg; trong khi hỗn hợp acid béo tổng hợp tương tự với các acid béo tự do của lá non, lá bánh tẻ và lá già đã chỉ ra rằng sự thu hút ở nồng độ nhỏ nhất là 4, 2 và 10 μg dùng khứu lực kế bằng phép thử sinh học với ống thủy tinh hình chữ Y trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các kết quả cho thấy A. foveicollis có thể sử dụng các acid béo tự do chuỗi dài như một tín hiệu khứu giác cho vị trí mà nó bị hấp dẫn. Từng acid béo tổng hợp có tỷ lệ giống hệt như tỷ lệ các acid béo phát hiện trong dịch chiết của 3 loại lá gấc cũng được đánh giá bằng thí nghiệm sinh học về khứu giác. Tuy nhiên chỉ có acid palmitic liều tối thiểu là 2,17 μg thu hút được côn trùng. Hỗn hợp các acid béo tổng hợp nhân tạo có tỷ lệ tương ứng trong dịch chiết của lá bánh tẻ với nồng độ 8 μg hoặc hàm lượng acid palmitic 5,42 μg có sức thu hút nhất đối với loài A. foveicollis. Do đó có thể sử dụng acid palmitic nồng độ 5,42 μg trong chương trình quản lý sâu hại như biện pháp dùng bẫy bắt mồi.
Nguồn tin: Lê Thị Thu (Viện Dược liệu)
Bài viết Bản tin Dược liệu khác
- Điều kỳ diệu về chất nhầy và đờm
- Giao tiếp rõ ràng khi đeo khẩu trang
- XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẦM TỪ GẤC THÔNG QUA SỐ LIỆU SÁNG CHẾ QUỐC TẾ
- TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG CỦA CÂY GẤC, NHẬN DẠNG CÁC GIỐNG GẤC TRIỂN VỌNG VÀ QUY TRÌNH CANH TÁC THÂM CANH CÂY GẤC ĐẠT NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CAO
- TỔNG QUAN VỀ CÂY GẤC
- ACID GINKGOLIC TẠO RA TƯƠNG TÁC GIỮA QUÁ TRÌNH CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH (APOPTOSIS) VÀ TỰ THỰC BÀO (AUTOPHAGY) ĐƯỢC ĐIỀU HÒA BỞI SỰ SẢN SINH RA ROS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
- GINKGETIN GÂY CHẾT TẾ BÀO UNG THƯ VÚ THÔNG QUA ĐIỀU HÒA NGƯỢC THỤ THỂ ESTROGEN
- TÁC DỤNG BẢO VỆ CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG CƠ TIM THÔNG QUA SỰ GIẢM CĂNG THẲNG CỦA MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT TRÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG APOE-/- GÂY BỞI STREPTOZOTOCIN
- PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ỨC CHẾ TYROSINASE CỦA CÁC POLYPHENOL CÓ TRONG LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- QUERCETIN -3-O-β-D-GLUCOPYRANOSYL- (1-6)-β-D-GLUCOPYRANOSIDE ỨC CHẾ TỔNG HỢP MELANIN TRÊN TẾ BÀO MELANOMA CỦA CHUỘT THEO CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU TĂNG P38 MAPK VÀ CREB VÀ ĐIỀU HÒA GIẢM cAMP
- BA TRITERPENOID MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ MIỄN DỊCH CỦA MỘT POLYSACCHARID PECTIC CÓ CHỨA ACID GLUCURONIC TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- MỘT C-GLYCOSYLFLAVON MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ HỒNG (Diospyros kaki) VÀ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TỄ BÀO CỦA CHÚNG
- TỔNG QUAN TÁC DỤNG SINH HỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ CHỐNG UNG THƯ CỦA NGHỆ
- ĐẶC TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA CURCUMIN: CÁC ĐỀ XUẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN LÂM SÀNG CỦA NÓ NHƯ LÀ MỘT CHẤT CHỐNG UNG THƯ VÀ HOÁ TRỊ LIỆU UNG THƯ
- ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ CÁC TÁC DỤNG GÂY ĐỘC ĐỐI VỚI VI KHUẨN TRONG ỐNG NGHIỆM TỪ TINH DẦU LÁ NGHỆ Ở MIỀN NAM NIGERIA
- TỔNG QUAN TÁC DỤNG DƯỢC HỌC VÀ DƯỢC LÝ TỪ CÂY NGHỆ
- TRỒNG TRỌT NGHỆ VÀNG: QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN
- SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦ NGHỆ (Curcuma longa L.) ĐƯỢC TRỒNG TRÊN ĐẤT ĐỎ ĐẬM, ĐẤT XÁM VÀ ĐẤT ĐỎ TẠI OKINAWA, NHẬT BẢN