CAROTENOIDS TỪ MÀNG HẠT GẤC CÓ ĐỘ HẤP THU SINH HỌC (BIOACCESSIBLE) TỐT HƠN SO VỚI TỪ CÀ RỐT VÀ CÀ CHUA
CAROTENOIDS TỪ MÀNG HẠT GẤC CÓ ĐỘ HẤP THU SINH HỌC (BIOACCESSIBLE) TỐT HƠN SO VỚI TỪ CÀ RỐT VÀ CÀ CHUA
Muller-Maatsch J và cộng sự
Schweiggert RM. Food Res Int 2017;99(Pt 2):928-935
Sử dụng phương pháp mô phỏng tiêu hóa in vitro, sự giải phóng và hấp thu sinh học của β-caroten (29,5 ± 1,7% và 22,6 ± 0,9%) và lycopen (51,3 ± 2,6% và 33,2 ± 3,1%) từ màng hạt gấc cao hơn hẳn so với củ cà rốt (β caroten, 5,2 ± 0,5% và 0,5 ± 0,2%) và trái cà chua (lycopen, 15,9 ± 2,8% và 1,8 ± 0,5%). Màng hạt gấc tự nhiên chứa nhiều lipids hơn đáng kể (11% trọng lượng tươi) so với cà rốt và quả cà chua (<1%). Tuy nhiên, khi thử nghiệm các bữa ăn được bổ sung với nhũ tương dầu/nước để phù hợp với hàm lượng trong màng hạt gấc, sự hấp thu sinh học của carotenoids vẫn thấp hơn đáng kể so với màng hạt gấc. Carotenoids trong màng hạt gấc được lưu trữ trong các lạp thể tròn nhỏ. Mặc dù hàm lượng chất béo cao, những carotenoid này không có khả năng xảy ra ở trạng thái hòa tan lipid theo tính hòa tan, mà có thể hình thành dưới dạng các tinh thể nhỏ. Ngược lại, carotenoids từ cà rốt và trái cà chua được lưu trữ trong lạp thể dưới dạng các tinh thể lớn hình kim. Do đó, chúng tôi đưa ra giả thuyết dạng kết tinh tự nhiên chịu trách nhiệm chính đối với sự khác biệt trong sự hấp thu sinh học. Tỷ lệ phù hợp giữa bề mặt và thể tích của dạng kết tinh trong màng hạt gấc có thể cho phép micellization nhanh hơn trong suốt quá trình tiêu hóa, và do đó tăng khả năng hấp thu sinh học. Bất luận cuối cùng, màng quả gấc cung cấp một hình thức hấp thụ sinh học cao với lycopene và provitamin A (β-carotene), do đó cung cấp một nguồn thực phẩm có giá trị nhất của carotenoids. Hiện nay, gấc chủ yếu được trồng ở Đông Nam Á, nơi tiêu thụ của nó có thể giúp giảm thiểu tình trạng thiếu vitamin A nghiêm trọng. Cuối cùng, quả gấc có thể góp phần làm giảm các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của việc thiếu vitamin A, như thiếu máu và xerophthalmia, nguyên nhân phổ biến của chứng mù lòa có thể phòng ngừa ở trẻ em, cũng như tử vong do các bệnh truyền nhiễm.
Nguồn tin: L. V. Minh/Minh-Quang Bui (Viện Dược liệu)
Bài viết Bản tin Dược liệu khác
- Điều kỳ diệu về chất nhầy và đờm
- Giao tiếp rõ ràng khi đeo khẩu trang
- XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẦM TỪ GẤC THÔNG QUA SỐ LIỆU SÁNG CHẾ QUỐC TẾ
- TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG CỦA CÂY GẤC, NHẬN DẠNG CÁC GIỐNG GẤC TRIỂN VỌNG VÀ QUY TRÌNH CANH TÁC THÂM CANH CÂY GẤC ĐẠT NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CAO
- TỔNG QUAN VỀ CÂY GẤC
- ACID GINKGOLIC TẠO RA TƯƠNG TÁC GIỮA QUÁ TRÌNH CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH (APOPTOSIS) VÀ TỰ THỰC BÀO (AUTOPHAGY) ĐƯỢC ĐIỀU HÒA BỞI SỰ SẢN SINH RA ROS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
- GINKGETIN GÂY CHẾT TẾ BÀO UNG THƯ VÚ THÔNG QUA ĐIỀU HÒA NGƯỢC THỤ THỂ ESTROGEN
- TÁC DỤNG BẢO VỆ CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG CƠ TIM THÔNG QUA SỰ GIẢM CĂNG THẲNG CỦA MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT TRÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG APOE-/- GÂY BỞI STREPTOZOTOCIN
- PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ỨC CHẾ TYROSINASE CỦA CÁC POLYPHENOL CÓ TRONG LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- QUERCETIN -3-O-β-D-GLUCOPYRANOSYL- (1-6)-β-D-GLUCOPYRANOSIDE ỨC CHẾ TỔNG HỢP MELANIN TRÊN TẾ BÀO MELANOMA CỦA CHUỘT THEO CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU TĂNG P38 MAPK VÀ CREB VÀ ĐIỀU HÒA GIẢM cAMP
- BA TRITERPENOID MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ MIỄN DỊCH CỦA MỘT POLYSACCHARID PECTIC CÓ CHỨA ACID GLUCURONIC TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- MỘT C-GLYCOSYLFLAVON MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ HỒNG (Diospyros kaki) VÀ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TỄ BÀO CỦA CHÚNG
- TỔNG QUAN TÁC DỤNG SINH HỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ CHỐNG UNG THƯ CỦA NGHỆ
- ĐẶC TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA CURCUMIN: CÁC ĐỀ XUẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN LÂM SÀNG CỦA NÓ NHƯ LÀ MỘT CHẤT CHỐNG UNG THƯ VÀ HOÁ TRỊ LIỆU UNG THƯ
- ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ CÁC TÁC DỤNG GÂY ĐỘC ĐỐI VỚI VI KHUẨN TRONG ỐNG NGHIỆM TỪ TINH DẦU LÁ NGHỆ Ở MIỀN NAM NIGERIA
- TỔNG QUAN TÁC DỤNG DƯỢC HỌC VÀ DƯỢC LÝ TỪ CÂY NGHỆ
- TRỒNG TRỌT NGHỆ VÀNG: QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN
- SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦ NGHỆ (Curcuma longa L.) ĐƯỢC TRỒNG TRÊN ĐẤT ĐỎ ĐẬM, ĐẤT XÁM VÀ ĐẤT ĐỎ TẠI OKINAWA, NHẬT BẢN