Logo Website

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT ĐẾN HIỆU SUẤT CHIẾT CAROTENOID, NHÓM CHẤT PHENOLIC VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ QUẢ GẤC

24/09/2020

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT ĐẾN HIỆU SUẤT CHIẾT CAROTENOID, NHÓM CHẤT PHENOLIC VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ QUẢ GẤC

Hoang V. Chuyen, Xuan T. Tran, Minh H. Nguyen, Paul D. Roach, Sophie E. Parks, and John B. Golding

Journal of Advanced Agricultural Technologies, 2017, 4(1):87-91

Quả gấc (Momordica conchinchinensis Spreng.) là một loại quả rất giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học, đáng kể đến là các hợp chất carotenoid. Cho đến nay, mới chỉ có hạt quả gấc (gồm cả phần màng hạt) là được quan tâm và chế biến, vỏ quả bị loại mặc dù có hàm lượng carotenoid và phenolic tương đối cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu chiết, thời gian chiết xuất, nhiệt độ chiết xuất sao cho hiệu suất chiết carotenoid, phenolic và khả năng chống oxy hóa trong sản phẩm chiết xuất từ vỏ gấc là tối ưu. Cao chiết bằng dung môi ethyl acetat cho hiệu quả chiết carotenoid, phenolic và khả năng chống oxy hóa cao nhất. Hàm lượng carotenoid và hoạt tính chống oxy hóa đạt tối ưu sau khi chiết trong khoảng thời gian 2 giờ với tỷ lệ dung môi chiết/nguyên liệu là 20:1 (ml/g). Hàm lượng phenolic đạt tối ưu sau khi chiết trong khoảng thời gian 2,5 giờ. Điều kiện về nhiệt độ chiết tối ưu xác định được là 500C. Với các điều kiện chiết xuất khảo sát được, cao chiết từ vỏ Gấc thu được cho hàm lượng carotenoid, phenolic và khả năng chống oxy hóa là tối ưu.

Nguồn tin N.T.H.Ly/N.T.Nga dịch (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác