Logo Website

ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MÔI CHIẾT XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HÀM LƯỢNG LYCOPEN VÀ BETA CAROTEN TRONG DẦU GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.)

07/05/2021

ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MÔI CHIẾT XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐẾN HÀM LƯỢNG LYCOPEN VÀ BETA CAROTEN TRONG DẦU GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.)

KUBOLA và cộng sự

Food Research International, 2013, 50.2: 664-669.

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của dung môi chiết xuất và phương pháp sấy đến hàm lượng lycopen và beta caroten trong dầu gấc (Momordica cochinchinensis Spreng.). Các dung môi được sử dụng để tối ưu chiết xuất nhóm carotenoid là cloroform:methanol (2:1), ete dầu và n-hexan. Ba phương pháp sấy khô được nghiên cứu bao gồm: sấy khí nóng (HA), sấy khí khô (LRH) và sấy hồng ngoại (FIR). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng dung môi chiết xuất khác nhau thì hàm lượng lycopen và beta-caroten trong sản phẩm thu được cũng khác nhau. Theo đó, sử dụng dung môi chiết xuất cloroform/methanol (2:1) cho hàm lượng lycopen và beta-caroten cao nhất lần lượt là (0,49 và 1,18 mg/g) trong màng gấc và (0,045 và 0,009 mg/g) trong màng hạt tươi. Trong các phương pháp sấy, phương pháp HA cho hàm lượng lycopen trong màng gấc (tính theo mẫu khô) cao nhất (0,82 mg/g), tiếp theo là FIR (0,67 mg/g) và LRH (0,56 mg/g). Điều thú vị là sấy bằng phương pháp HA cho hàm lượng lycopen trong màng gấc cao hơn trong mẫu tươi. Như vậy, các phương pháp xử lý được biết là có tác động biến đổi các hợp chất hoạt tính sinh học trong thực vật. Ảnh hưởng này có thể làm thay đổi hoạt tính oxy hóa từ ít hoặc không thay đổi tới giảm đáng kể, hoặc thậm chí là tăng. 

Nguồn tinĐỗ Quang Thái/Trần Hữu Khánh Tân (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác