NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT ĐỂ TÌM RA CÁC DUNG MÔI CÓ ƯU THẾ CHO QUÁ TRÌNH TÁCHCYSTIN KNOT PEPTID TỪ HẠT GẤC (Momordica cochinchinensis)
NGHIÊN CỨU SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT ĐỂ TÌM RA CÁC DUNG MÔI CÓ ƯU THẾ CHO QUÁ TRÌNH TÁCHCYSTIN KNOT PEPTID TỪ HẠT GẤC (Momordica cochinchinensis)
MAHATMANTO và cộng sự
Fitoterapia, 2014, 95: 22-33.
MCoTI-I và MCoTI-II (viết tắt của Momordica cochinchinensis Trypsin Inhibitor-I và -II, tương ứng) là những hoạt chất hấp dẫn để phát triển các loại thuốc mới hướng đến đích nội bào vì cả hai đều khá bền vững và có thể hấp thụ vào trong tế bào. Các cystine knot peptid có nguồn gốc từ quá trình chuyển hóa hạt giống là ví dụ của những nỗ lực khám phá ra các sản phẩm tự nhiên có ứng dụng trong y sinh học. Tuy nhiên, quá trình này đôi khi bị cản trở do sự giới hạn khả năng phát hiện trong hạt, do đó cần thiết phải có các phương pháp chiết xuất hiệu quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá năm phương pháp chiết xuất hạt Gấc, một nguồn cystine knot peptid tốt. Phương pháp chiết xuất 9 loại cystine knot peptid cho hiệu quả tốt nhất là sử dụng hệ dung môi acetonitril/nước/formic acid (25: 24: 1), tiếp theo là natri acetat (20 mM, pH 5,0), amoni bicarbonat (5 mM, pH 8,0), và nước sôi. Trung bình, hiệu suất thu được của bốn phương pháp này cao gấp 250 lần so với cách chiết xuất sử dụng hỗn hợp dung môi dichloromethan / methanol (1: 1), một phương pháp chuẩn đã áp dụng trước đây. Chiết bằng hỗn hợp acetonitril/nước/formic acid (25:24:1) mang lại hiệu suất cao nhất thu được phần lớn các cystine knot peptid trong thực vật nhưng chỉ chiếm khoảng 50% so với tổng số khối lượng các peptid, điều đó cho thấy bất kỳ phương pháp chiết xuất đơn lẻ nào có thể thu được dưới số lượng chất. Áp dụng chiết lần lượt với acid acetonitril/nước/acid formic (25:24:1), nước sôi, và ammonium bicarbonat (5 mM, pH 8.0) hoặc riêng rẽ từng dung môi làm tăng đáng kể lượng chất. Nói chung hỗn hợp acid acetonitril/nước/acid formic (25:24:1) có thể là phương pháp chiết xuất hiệu quả để tách chiết cystine knot peptid từ hạt gấc nhưng chỉ sử dụng cho mục đích phát hiện, trong thực tế nên sử dụng sự kết hợp các phương pháp để chiết xuất
Nguồn tin: Đỗ Quang Thái (Viện Dược liệu)
Bài viết Bản tin Dược liệu khác
- Điều kỳ diệu về chất nhầy và đờm
- Giao tiếp rõ ràng khi đeo khẩu trang
- XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẦM TỪ GẤC THÔNG QUA SỐ LIỆU SÁNG CHẾ QUỐC TẾ
- TIỀM NĂNG, TRIỂN VỌNG CỦA CÂY GẤC, NHẬN DẠNG CÁC GIỐNG GẤC TRIỂN VỌNG VÀ QUY TRÌNH CANH TÁC THÂM CANH CÂY GẤC ĐẠT NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG CAO
- TỔNG QUAN VỀ CÂY GẤC
- ACID GINKGOLIC TẠO RA TƯƠNG TÁC GIỮA QUÁ TRÌNH CHẾT TẾ BÀO THEO CHƯƠNG TRÌNH (APOPTOSIS) VÀ TỰ THỰC BÀO (AUTOPHAGY) ĐƯỢC ĐIỀU HÒA BỞI SỰ SẢN SINH RA ROS TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
- GINKGETIN GÂY CHẾT TẾ BÀO UNG THƯ VÚ THÔNG QUA ĐIỀU HÒA NGƯỢC THỤ THỂ ESTROGEN
- TÁC DỤNG BẢO VỆ CHỐNG LẠI TỔN THƯƠNG CƠ TIM THÔNG QUA SỰ GIẢM CĂNG THẲNG CỦA MẠNG LƯỚI NỘI CHẤT TRÊN CHUỘT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG APOE-/- GÂY BỞI STREPTOZOTOCIN
- PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ỨC CHẾ TYROSINASE CỦA CÁC POLYPHENOL CÓ TRONG LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- QUERCETIN -3-O-β-D-GLUCOPYRANOSYL- (1-6)-β-D-GLUCOPYRANOSIDE ỨC CHẾ TỔNG HỢP MELANIN TRÊN TẾ BÀO MELANOMA CỦA CHUỘT THEO CON ĐƯỜNG TÍN HIỆU TĂNG P38 MAPK VÀ CREB VÀ ĐIỀU HÒA GIẢM cAMP
- BA TRITERPENOID MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- CẤU TRÚC HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ MIỄN DỊCH CỦA MỘT POLYSACCHARID PECTIC CÓ CHỨA ACID GLUCURONIC TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- MỘT C-GLYCOSYLFLAVON MỚI ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ LÁ HỒNG (Diospyros kaki)
- THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ HỒNG (Diospyros kaki) VÀ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TỄ BÀO CỦA CHÚNG
- TỔNG QUAN TÁC DỤNG SINH HỌC, ĐIỀU TRỊ VÀ CHỐNG UNG THƯ CỦA NGHỆ
- ĐẶC TÍNH CHỐNG UNG THƯ CỦA CURCUMIN: CÁC ĐỀ XUẤT CHO SỰ PHÁT TRIỂN LÂM SÀNG CỦA NÓ NHƯ LÀ MỘT CHẤT CHỐNG UNG THƯ VÀ HOÁ TRỊ LIỆU UNG THƯ
- ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ CÁC TÁC DỤNG GÂY ĐỘC ĐỐI VỚI VI KHUẨN TRONG ỐNG NGHIỆM TỪ TINH DẦU LÁ NGHỆ Ở MIỀN NAM NIGERIA
- TỔNG QUAN TÁC DỤNG DƯỢC HỌC VÀ DƯỢC LÝ TỪ CÂY NGHỆ
- TRỒNG TRỌT NGHỆ VÀNG: QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ BẢO TỒN
- SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦ NGHỆ (Curcuma longa L.) ĐƯỢC TRỒNG TRÊN ĐẤT ĐỎ ĐẬM, ĐẤT XÁM VÀ ĐẤT ĐỎ TẠI OKINAWA, NHẬT BẢN