Logo Website

SO SÁNH HÀM LƯỢNG CAROTENOID TRONG Momordica cochinchinensis (Cucurbitaceae) THU ĐƯỢC TỪ ÚC, THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

23/05/2021

SO SÁNH HÀM LƯỢNG CAROTENOID TRONG Momordica cochinchinensis (Cucurbitaceae) THU ĐƯỢC TỪ ÚC, THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

Wimalasiri D và cộng sự

School of Applied Sciences (Biotechnology), RMIT University, PO Box 71, Bundoora, 3083 Australia.

 

School of Applied Sciences (Chemistry), Health Innovations Research Institute (HIRi), RMIT University, GPO Box 2476V, Melbourne, VIC 3001 Australia.

 

School of Medical Sciences, Health Innovations Research Institute (HIRi), RMIT University, PO Box 71, Bundoora, 3083 Australia.

 

CiteWimalasiri D, Brkljača R, Piva TJ, Urban S, Huynh T. Comparative analysis of carotenoid content in Momordica cochinchinensis (Cucurbitaceae) collected from Australia, Thailand and Vietnam. J Food Sci Technol. 2017 Aug;54(9):2814-2824

 

Momordica cochinchinensis (Cucurbitaceae) là loài giàu lycopene và β carotene nhất trong các loại trái cây nhưng chưa được biết đến các ảnh hưởng về địa điểm thu hái, sự đa dạng và ảnh hưởng môi trường dẫn đến sự tích tụ carotenoid. Nghiên cứu này phân tích hàm lượng carotenoid của 44 mẫu hạt M. cochinchinensis lấy từ Úc, Thái Lan và Việt Nam sử dụng các phương pháp phân tích hàm lượng như: HPLC, quang phổ UV - Vis và so sánh với phương pháp đo màu. Hàm lượng lycopene cao nhất đã được tìm thấy trong các mẫu thu được từ miền Bắc Việt Nam như Hà Nội (7,76 mg / g) và các tỉnh miền Trung Việt Nam là Lâm Hạ (6,45 mg/g) và Lâm Đồng (6,64 mg/g). Hàm lượng β-carotene cao nhất lại được tìm thấy trong một mẫu từ ở miền Bắc Việt Nam là Nam Ðịnh (9,60 mg/g), trong khi một giống ở Hòa Bình có hàm lượng cao cả lycopene (5,17 mg/g) và β carotene 5,66 mg/g). Hàm lượng lycopene cao hơn trong các mẫu thu thập được từ nhiệt độ thấp (<14°C) , trong khi hàm lượng β-carotene lớn nhất trong các mẫu thu thập ở nhiệt độ từ 27 đến 33°C. Cải tạo cây trồng để tăng lycopene và β carotene đòi hỏi phải có các phương pháp định lượng nhanh và chính xác. Tất cả ba phương pháp phân tích trên đều được sử dụng để định lượng lycopen. Tuy nhiên, giá trị biến đổi màu (a*/b*)2 đã tạo ra mối quan hệ tuyến tính cho lycopen cho thấy phương pháp đo màu có thể được phát triển để chọn các trái cây giàu lycopen tại hiện trường.

 

Nguồn tin: Lâm Bích Thảo (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác