Logo Website

TÁC DỤNG CHỐNG OXI HÓA VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA DỊCH CHIẾT VỎ HẠT GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.) TRÊN CHUỘT ĐƯỢC GÂY TĂNG ĐƯỜNG HUYÊT BỞI MÔ HÌNH TỔN THƯƠNG SẢN SINH INSULIN BẰNG STREPTOCOZIN (STZ)

27/09/2020

TÁC DỤNG CHỐNG OXI HÓA VÀ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA DỊCH CHIẾT VỎ HẠT GẤC (Momordica cochinchinensis Spreng.) TRÊN CHUỘT ĐƯỢC GÂY TĂNG ĐƯỜNG HUYÊT BỞI MÔ HÌNH TỔN THƯƠNG SẢN SINH INSULIN BẰNG STREPTOCOZIN (STZ)

Apichakan Sampannang; Supatcharee Arun; Wannisa Sukhorum; Jaturon Burawat; Somsak Nualkaew; Chanwit Maneenin; Bungorn Sripanidkulchai & Sitthichai Iamsaard

Int. J. Morphol., 35(2):667-675, 2017

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vỏ hạt gấc (GA) lên hệ thống sinh sản của chuột đực bị gây tăng đường huyết (HG) bởi streptocozin (STZ). Vỏ hạt gấc được chiết xuất bằng nước cất và đánh giá tác dụng chống oxi hóa in vitro. Chuột nhắt đực được chia thành 7 nhóm, nhóm 1: chứng; nhóm 2: nước cất; nhóm 3: GA 1000 mg/kg; nhóm 4: HG; nhóm 5: HG + glibenclamide; nhóm 6,7:HG + GA 500 và 1000 mg/kg tương ứng (7 con chuột/nhóm). Trong nhóm HG, chuột được gây tăng đường huyết bằng STZ liều đơn (150 mg/kg ). Những con chuột này được điều trị trong 35 ngày liên tiếp. So sánh các nhóm chuột về các chỉ tiêu: nồng độ glucose trong máu, trọng lượng, mô bệnh học của các cơ quan sinh sản, nồng độ tinh trùng bao gồm các mẫu protein phosphoryl tyrosin tinh hoàn bằng xét nghiệm miễn dịch Immuno-Western blotting. Kết quả cho thấy, GA có tác dụng chống oxi hóa, làm giảm đáng kể nồng độ glucose máu và làm tăng nồng độ tinh trùng ở chuột HG. Hơn nữa, GA còn thay đổi mật độ của protein 70 kDa trong tinh hoàn. Như vậy, dịch chiết GA có thể cải thiện tình trạng tăng đường huyết và tổn thương về sinh sản ở chuột nhắt đực do STZ gây ra.

Nguồn tin: Lê Ngọc Duy (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác