Logo Website

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA THÂN RỄ TƯƠI VÀ KHÔ CỦA CỦ NGHỆ (Curcuma longa Linn.)

26/05/2021

NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ CỦA THÂN RỄ TƯƠI VÀ KHÔ CỦA CỦ NGHỆ (Curcuma longa Linn.)

G. Singh và cộng sự

Food Chem Toxicol. 2010 Apr;48(4):1026-31

Các phytoconstituents (hoạt chất sinh học) của tinh dầu và ethanol oleoresin (oleoresin là dạng hỗn hợp gồm dầu và nhựa thu được sau khi làm bay hơi dung môi chiết) của thân rễ tươi và khô của nghệ (Curcuma longa Linn.) được phân tích bởi phương pháp GC-MS. Các thành phần chính trong dầu gồm aromatic-turmeron (24,4%), alphaturmeron (20,5%) và beta-turmeron (11,1%) trong thân rễ tươi và aromatic-turmeron (21,4%), alfa-santalen (7,2%) và aromatic curcumen (6,6 %) trong thân rễ nghệ khô. Trong đó, ở oleoresins, các thành phần chủ yếu là alpha-turmeron (53,4%), beta-turmeron (18,1%) và aromatic-turmeron (6,2%) trong thân rễ tươi và aromatic-turmeron (9,6%), alpha-santalen (7,8%) và alpha-turmeron (6.5%) trong thân rễ khô. Kết quả cho thấy rằng alpha-turmeron, là một thành phần chính trong thân rễ tươi nhưng chỉ là một phần nhỏ trong thân rễ nghệ khô. Ngoài ra, hàm lượng của beta-turmeron trong thân rễ khô ít hơn một nửa lượng được tìm thấy trong thân rễ tươi. Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bằng việc phân tích các peoxy hóa lipid khác nhau cũng như phương pháp bắt giữ gốc DPPH và chelating kim loại (loại bỏ độc tố kim loại). Kết quả cho thấy tinh dầu và ethanol oleoresin của thân rễ tươi có tính chất chống oxy hóa cao hơn so với nghệ khô.

Nguồn tin: Đỗ Thị Thùy Linh (Viện Dược liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác