Logo Website

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC PHẦN KHÁC NHAU CỦA QUẢ GẤC THÁI (Momordica cochinchinensis SPRENG.)

29/09/2020

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC PHẦN KHÁC NHAU CỦA QUẢ GẤC THÁI (Momordica cochinchinensis SPRENG.)

Jittawan Kubola, Sirithon Siriamornpun

Food chemistry, 127(3), 1138-1145, 2011

Tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học (lycopen, beta-caroten, lutein và các hợp chất phenolic) và tác dụng chống oxy hóa của ba phần của quả Gấc (vỏ quả, thịt và màng hạt). Kết quả cho thấy phần màng hạt có chứa hàm lượng lycopen và beta-caroten cao nhất, trong khi phần vỏ quả chứa hàm lượng lutein cao nhất. Hai nhóm acid phenolic chính đã được phát hiện và định lượng là acid  hydroxybenzoic và hydroxycinnamic. Acid gallic và acid p-hydroxybenzoic được tìm thấy ở cả ba phần. Acid ferulic và acid p-hydroxybenzoic được tìm thấy nhiều nhất trong phần thịt quả. Myricetin là flavonoid duy nhất được tìm thấy ở tất cả các phần. Apigenin là flavonoid có hàm lượng cao nhất trong phần thịt quả, trong khi đó rutin và luteolin cho hàm lượng cao nhất trong phần màng gấc. Đánh giá khả năng chống oxy hóa cho thấy dịch chiết của mỗi phần thể hiện tác dụng chống oxy hóa khác nhau. Phần dịch chiết màng gấc cho giá trị FRAP cao nhất. Khả năng chống oxy hóa của dịch chiết vỏ và thịt gấc lớn nhất khi quả gấc chưa chín, trong khi dịch chiết từ hạt tăng lên khi quả bắt đầu chín cho đến khi chín muồi. Hàm lượng acid phenolic và flavonid tổng số trong vỏ và thịt gấc giảm dần theo giai đoạn chín của quả (chưa chín > chín), và tác dụng chống oxy hóa cũng giảm theo trừ phần hạt.

Nguồn tin: Nguyễn Đình Quân (Viện Dược Liệu)

Bài viết Bản tin Dược liệu khác