BÀO CHẾ BỒ HOÀNG (cỏ nến)
BỒ HOÀNG (cỏ nến)
Tên khoa học: Typha orientalis G.A.Stuart.; Họ hương bồ (Typhaceae)
Bộ phận dùng: Phấn hoa (nhị đực của hoa).
Hoa hình trụ tròn dài, dùng nhị đực ở trên, màu vàng óng ánh, không hạt, nhỏ nhẹ xốp không lẫn tạp chất là tốt. Thứ hơi nâu là kém. Dùng cả nhị đực và nhị cái là không đúng.
Thành phần hóa học: Phấn hoa chứa chất dầu béo, mật glucosid dễ thủy phân và còn có sitosterin.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào ba kinh can, thận và tâm bào.
Tác dụng: Tán ứ, lợi tiểu (dùng sống). Thu sáp, chỉ huyết (dùng chín)
Công dụng: Đau bụng khi có kinh, sản hậu, trị bệnh cam trẻ con.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Âm hư và không ứ huyết kiêng dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Bọc ba lần giấy, nướng cho sắc vàng, để nửa ngày, sấy khô (Lôi Công)
- Dùng sống: không bào chế.
- Dùng chín: sao qua
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Thu hái về, phơi nắng to cho thật khô.
- Dùng sống (thường dùng) đe hành huyết.
- Sao cháy tồn tính (theo đơn) để chỉ huyết).
Bảo quản: Dễ hút ẩm sinh mốc, cần đem phơi thì bọc trong giấy mỏng để khỏi bay. Tránh nóng quá biến chất. Đựng trong lọ kín.
Ghi chú: Nhị cái cũng có công dụng để rịt vào chỗ chảy máu.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN