BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
TÙNG TIẾT
Tên khoa học: Lignum Pini Nodi Tuncorisati
Các loại thông (Pinus sp.); Họ thông (Pinaceae)
Bộ phận dùng: Đốt mắt cây tùng (thông). Đốt màu vàng nâu có nhiều dầu thơm là tốt.
Thành phần hóa học: Chất nhựa, trong đó có tinh dầu thông, α và β-pinen…
Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính ấm. Vào hai kinh tỳ và phế.
Tác dụng: Hoạt huyết, hành khí, sinh cơ, chỉ đau, rút mủ.
Công dụng: Trị phong thấp, gân cốt tê nhức, dùng ngoài trị răng sâu đau.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 16g.
Kiêng kỵ: Âm huyết kém, không phải hàn thấp không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Cưa từng khúc ngắn, đẽo ra từng miếng nhỏ, khi dùng nấu lấy nước dùng hoặc cô thành cao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đẽo mỏng, không phơi (mất chất dầu),
- Dùng vào thuốc thang khi gần được mới bỏ vào.
- Phối hợp với thuốc khác ngâm rượu để xoa bóp.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh nóng, xa lửa.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN
- BÀO CHẾ TRƯ LINH