BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
Tên khoa học: Phaseolus angularis Wigth: Họ đậu (Fabaceae)
Bộ phận dùng: Hạt. Hạt già mẩy, bỏ vỏ, nhân hồng, khô, rắn chắc, không mốc mọt là tốt.
Thành phần hóa học: Chất dầu béo, albumin, sinh tố B1, B2, acid nicotinic…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, chua, tính bình. Vào hai kinh tâm và tiểu trường.
Tác dụng: Lợi thủy, hành huyết, tiêu sưng tấy, rút mủ
Cộng dụng: Trị thủy thũng, trị tả lỵ và ung nhọt.
Liều dùng: Ngày dùng 12g đến 40g.
Kiêng kỵ: Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
- Ngâm nước rồi ủ cho mọc mầm, lấy ra phơi khô dùng.
- Dùng tươi hoặc khô, có thể sao qua.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Tạng nhiệt thì dùng sống, tạng hơi hàn thì sao qua nhưng thường dùng sống. Có thể sao đen tồn tính theo yêu cầu của lương y để an thần và lợi tiếu.
Bảo quản: Phơi khô, đậy kín, để nơi khô ráo tránh ẩm, đề phòng sâu mọt.
Nên phơi nắng mỗi khi thấy chớm mốc mọt.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN
- BÀO CHẾ TRƯ LINH