Logo Website

BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU

31/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng cả quả (vỏ và hột) sao qua thấy thơm, ướt mặt là được.

XUYÊN TIÊU

Tên khoa học: Zanthoxylum simulans Hance; Họ cam quýt (Rulanceae)

Bộ phận dùng: Vỏ quả. Quả nhỏ đã mỏ mắt, trong có một hột đen; vỏ ngoài sắc nâu hồng, khô, thơm; vỏ trong trắng ít thơm. Chưa mở mắt thì không nên dùng.

Ta thường dùng quả cây sưng (hoàng lực, đắng cay) để thay xuyên tiêu, tương ứng với tên Trung Quốc là hoa tiêu (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC., cùng họ). Công dụng giống nhau.

Thành phần hóa học: Tinh dầu, mùi thơm và chất đắng.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào ba kinh phế, tỳ và thận.

Tác dụng: Tán hàn, trục thấp, ấm trung tiêu, trợ hỏa, hành thủy, làm thuốc giải độc, sát trùng.

Công dụng: Bụng lạnh đau, nôn mửa đi tả, trị giun đũa, trị thấp, kiện vị.

Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.

Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Sao qua cho ra mồ hôi, còn nóng cho vào ống tre, dùng que cứng đâm giã cho tróc vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng hoặc chỉ sao nóng đổ lên miếng giấy sạch đặt trên đất, lấy bát úp kín lại, đợi nguội lấy ra giã bỏ vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Dùng cả quả (vỏ và hột) sao qua thấy thơm, ướt mặt là được.

Bảo quản: đậy kín, để chỗ khô, ráo, tránh nóng.

Ghi chú: Hạt dùng lợi tiểu trị phù thũng (ít dùng); ngày dùng 4 - 40g (nhưng phải thận trọng).

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005