BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
Tên khoa học: Manis pentadactyla L.; Họ tê tê (Manidae)
Bộ phận dùng: Vẩy. Vẩy cứng rắn, bóng, hơi thành hình tam giác, chính giữa dày, xung quanh mỏng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Theo kinh nghiệm vảy ở đuôi tốt và có tác dụng nhiều hơn, cho nên vảy ở dưới đuôi có nhiều giá trị.
Thành phần hóa học: Gelatin, muối vô cơ..
Tính vị - quy kinh: Vị mặn, tính hơi hàn. Vào hai kinh can và vị.
Tác dụng: Thông kinh lạc, trừ phong, hoạt huyết, tiêu thũng, xuống sữa.
Công dụng: Trị phong, tê cứng đau nhức, trị sốt rét do đờm tích, trẻ em kinh sợ, trị mụn nhọt, sữa không thông.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Mụn nhọt đã phá miệng, người hư nhược không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng xuyên sơn giáp thì có thể nướng phồng, đốt cháy; hoặc có thể tẩm mỡ, giấm, nước tiểu trẻ em hoặc dầu mè, rồi nướng hoặc sao với đất, với bột hến (cáp phấn) tùy từng trường hợp, không bao giờ dùng sống (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Lấy nước vôi lỏng (độ 5 lít nước với 20g vôi tôi rồi) ngâm 1 ngày. Lấy ra xóc rửa nhiều lần cho kỹ. Để khô, lấy cát rang nóng cho vảy tê tê vào sao cho phồng lên và vàng đều, đựng kín. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước tiểu trẻ em tùy theo đơn, giã dập dùng trong thuốc thang hoặc tán bột với các thuốc khác làm hoàn.
Tại Viện Đông y: rửa sạch, để khô, tẩm giấm, sao cho phồng và vàng đều (cách này thường dùng).
Bảo quản: Tránh ẩm.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN
- BÀO CHẾ TRƯ LINH