Logo Website

BÀO CHẾ TỬ UYỂN

27/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Cũng chế như trên, nhưng sau khi tẩm mật một đêm thì sao vàng.

TỬ UYỂN

Tên khoa học: Aster talaricus L.F; Họ cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ từng chùm, nhỏ dài, đỏ tía, mùi hơi thơm, vị ngọt, hơi đắng, bẻ hơi dai là tốt.

Thành phần hóa học: Tinh dầu.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính ôn. Vào kinh phế.

Tác dụng: Thuốc ấm phổi, hạ khí, tiêu đờm, cắt cơn ho.

Công dụng: Trị ho thổ huyết, ho suyễn do phong hàn.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: không nên dùng nhiều và dùng độc vị. Thường hay phối hợp với thiên môn, mạch môn, bách bộ, tang bạch bì và thục địa.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Bỏ hết tạp chất, cát bỏ đầu và cuống, rửa sạch, cắt từng đoạn, tẩm mật một đêm, sấy khô (Lôi Công).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Cũng chế như trên, nhưng sau khi tẩm mật một đêm thì sao vàng.

Bảo quản: đậy kín, làm đến đâu dùng đến đấy.

Dễ hút ẩm, dễ mốc nên phải năng phơi sấy nhẹ.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005