Logo Website

BÀO CHẾ UẤT KIM

30/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm 2 - 3 giờ, ủ mềm thấu, bào mỏng, phơi khô dùng.

UẤT KIM

Tên khoa học: Curcuma longa L.; Họ gừng (Zingiberaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ (vẫn gọi là củ). Thân rễ là củ nghệ (khương hoàng) vàng đậm. Rễ là củ con (uất kim), ta gọi là dái củ nghệ vàng nhạt. Thứ khô, da gà, nguyên củ thịt vàng nhạt, mùi thơm hắc, sạch vỏ, không mốc mọt, không vụn nát là tốt.

Củ dái cây ngọc kinh (C. aromatica Salisb) cũng gọi là uất kim.

Thành phần hóa học: Có tinh dầu 1 - 5%, có chất màu curcumin. Ngoài ra còn có tinh bột, calci oxalat, chất béo.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào ba kinh tâm, phế và can.

Tác dụng: Giải uất, hành khí, lương huyết, phá ứ.

Công dụng: Trị thổ huyết, đổ máu cam, đái ra huyết, kinh nguyệt nghịch lên, đau ngực, bụng, trị hoàng đản, lên da non.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Âm hư không ứ trệ thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Đào củ về, rửa sạch bỏ rễ con thái lát, phơi khô. Khi dùng sấy giòn tán bột hoặc đốt tồn tính tán bột.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, ngâm 2 - 3 giờ, ủ mềm thấu, bào mỏng, phơi khô dùng.

Ngâm đồng tiện 3 ngày đêm (ngày thay đồng tiện một lần), thái lát, phơi khô, sao vàng (hành huyết).

Bảo quản: Dễ mốc mọt nên năng phơi sấy, để nơi khô, ráo, kín. Thứ chế rồi để nơi cao ráo cho khỏi ẩm mốc.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005