Logo Website

BÀO CHẾ CÙ MẠCH

28/02/2018
Lúc cây có hoa chưa nỏ thì cắt lấy cả cây phơi khô. Khi dùng tẩm nước ướt, cát ra từng đoạn. Dùng sống, cũng có lúc sao qua tán bột dùng.

CÙ MẠCH

Tên khoa học: Dianthus superbus L.; Họ cẩm chướng (Caryophyllaceae)

Bộ phận dùng: Dùng cả cây (hạt, hoa, lá), cả cây có nhiều lá, có thể có cả hoa, bỏ hết gốc rễ. Lá cành nguyên, sạch tạp chất; không mốc, sâu, vụn nát là tốt.

Hột nhỏ hình tròn cạnh dài, lúc chín rời rụng ra, sắc đen phẳng và dẹp, giống như hột mè.

Thành phần hóa học: có saponin: 3-O-beta-D-glucopyranosyl olean-9(11),12-diene-23,28-dioic acid 28-O-beta-D-glucopyranoside (1) và 3-O-beta-D-glucopyranosyl olean-11,13(18)-diene-23,28-dioic acid 28-O-beta-D-glucopyranoside (2)

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh tâm và tiếu trường.

Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, phá huyết, thông kinh.

Chủ trị: Bệnh lâm lậu, tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không đều, ung nhọt sưng tấy.

Liều dùng: Ngày dùng 6g - 12g.

Kiêng kỵ: Người không thấp nhiệt và thai tiền sản hậu đều kiêng dùng.

Cách bào chế:

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Lúc cây có hoa chưa nỏ thì cắt lấy cả cây phơi khô. Khi dùng tẩm nước ướt, cát ra từng đoạn. Dùng sống, cũng có lúc sao qua tán bột dùng.

Bảo quản: Dễ hút ẩm, sinh mốc, vụn nát. Để nơi khô ráo, thoáng gió, thỉnh thoảng đem phơi.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005