Logo Website

BÀO CHẾ ĐẠI PHÚC BÌ

28/02/2018
Trước hết nên rửa rượu rồi lấy nước đậu đen lại rửa qua, phơi khô, lùi vào tro nóng, thái nhỏ

ĐẠI PHÚC BÌ (vỏ quả cau)

Tên khoa học: Areca catechu L.; họ Cau (Arecaceae).

Bộ phận dùng: vỏ quả cau nhà. Vỏ quả khô, nhiều xơ xốp vàng, mềm, dai là tốt; cứng, mốc, đen là xấu.

Thành phần hóa học: Có các alcaloid như trong hạt cau nhưng tỷ lệ rất thấp như arecolin, guvacolin v.v…

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.

Tác dụng: Hạ khí hành thủy, thông đại tiểu tràng. Làm thuốc trị thủy thũng.

Chủ trị:

- Dùng sống: Bụng tức trướng, thủy thũng, thông tiểu tiện.

- Dùng chín: An thai, bình vị

- Cao đặc: Trị đau đầu, phù thũng

Liều dùng Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Bệnh hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Trước hết nên rửa rượu rồi lấy nước đậu đen lại rửa qua, phơi khô, lùi vào tro nóng, thái nhỏ.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Rửa sạch, ủ mềm một đêm, xé tơi, phơi khô, thường dùng.

- Tẩm rượu sao qua (tùy theo đơn).

Bảo quản: Đậy kín để nơi cao ráo, tránh mốc, Dược liệu cần phơi luôn hoặc sấy hơi diêm sinh sẽ trắng đẹp.

Ghi chú: Bẹ bọc buồng cau gọi là lưỡi mèo có nơi cũng gọi là đại phúc bì, thái nhỏ sao rồi sắc uống trị phù thũng, an thai.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005