Logo Website

BÀO CHẾ HOÀI SƠN

15/03/2018
Rửa sạch, ủ mềm hoặc đồ mềm thái lát (dùng sống) hoặc sao qua hoặc sao nửa sống nửa chín, hoặc sao với cám.

HOÀI SƠN (củ mài)

Tên khoa học: Dioscorea persimilis P.et.B.; Họ củ nâu (Dioscoreaceae)

Bộ phận dùng: Rễ củ. Củ khô, to, dài, đã tróc hết vỏ nặng, trắng, nhiều bột mịn, không có thớ, không mốc mọt là tốt.

Thành phần hóa học: Tinh bột, chất, mucin, allantoin, acid amin v.v…

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào bốn kinh tỳ, vị, phế và thận.

Tác dụng: Thanh nhiệt, bố hư ích thận.

Công dụng:

- Dùng sống: trị bạch đái, thận kém, ỉa chảy do thấp hàn.

- Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu, trị lở ngứa, ung nhọt, trị thổ huyết.

Liều dùng: Ngày dùng 10 - 12g.

Kiêng kỵ: Có thực tà thấp nhiệt thì kiêng dùng

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Rửa sạch, ủ mềm hoặc đồ mềm thái lát (dùng sống) hoặc sao qua hoặc sao nửa sống nửa chín, hoặc sao với cám.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, nếu không cần rửa thì ngâm qua 1 - 2 giờ ủ một đêm, đồ lên, thái lát hoặc bào mỏng phơi khô dùng sống.

Có thể sao qua với cám đến khi có màu vàng, dần bỏ cám đi (dùng chín).

Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, năng xem lại, đậy kín để tránh ẩm., có thể sấy hơi diêm sinh.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005