Logo Website

BÀO CHẾ HOÀNG BÁ

15/03/2018
Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại dạ dày, chế rượu trị bệnh ở thượng tiêu, chế muối trị bệnh ở hạ tiêu, chế mật trị bệnh ở giữa (Lý Thời Trân).

HOÀNG BÁ

Tên khoa học: Phellodendron chinensis Schneid; Họ cam quýt (Rutaceae)

Bộ phận dùng: Vỏ cây. Vỏ phía ngoài sắc vàng nâu, có nhiều đường nứt nẻ.

Phía trong vàng chói, trơn bóng, vỏ dày, rộng bản là tốt. Không nhầm với vỏ cây núc nác còn gọi là nam hoàng bá (Oroxylon indicum (L) Vent) vỏ mỏng vàng nhạt, không bóng.

Thành phần hóa học: Berberin 16%, ít panmatin. Ngoài ra còn có obakunon và obakulacton, chất béo và sterolic.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào hai kinh thận và bàng quang.

Tác dụng: Thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, tả tướng hỏa.

Công dụng -:

- Dùng sống: trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.

- Dùng chín: trị đau mắt, miệng lở loét.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Các chúng không phải thực hỏa hoặc tỳ hư ỉa lỏng, kém ăn thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Hoàng bá tính hàn mà chìm, dùng sống tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại dạ dày, chế rượu trị bệnh ở thượng tiêu, chế muối trị bệnh ở hạ tiêu, chế mật trị bệnh ở giữa (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Rửa sạch, ủ mềm thái miếng phơi khô (dùng sống) rồi tẩm rượu sao vàng (thường dùng) hoặc sao cháy.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm, phòng sâu mọt và biến màu.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005