Logo Website

BÀO CHẾ HOÀNG CẦM

16/03/2018
Hoàng cầm bỏ đầu, bỏ ruột đem rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, thái hoặc bào mỏng 1 -2 ly. Phơi khô (dùng sống); sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ, sao qua (thường dùng).

HOÀNG CẦM

Tên khoa học: Scutellaria baicalensio Georgi.; Họ hoa môi (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Rễ. Rễ có hai loại: loại rễ già, trong rỗng đen, ngoài vàng gọi là khô cầm; loại rễ non giữa cứng chắc, mịn, ngoài vàng trong xanh và vàng gọi là điều cầm. Thứ to lớn hơn ngón tay là tốt.

Thành phần hóa học: Scutelarin (hay woogonin), baicalin.

Tính vị - quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Vào sáu kinh tâm, phế, đại trường, tiểu trường, can và đởm.

Tác dụng: Trừ nhiệt, thanh hỏa.

Công dụng: Tả thực hỏa, thanh thấp nhiệt, trị cảm mạo, hoàng đản, đau bụng.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g, có thể đến 30 - 50g.

Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn và không có thấp nhiệt, thực hỏa thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Hoàng cầm sao rượu thì đi lên, tẩm mật heo sao thì trừ hỏa trong can đởm.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Hoàng cầm bỏ đầu, bỏ ruột đem rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, thái hoặc bào mỏng 1 -2 ly. Phơi khô (dùng sống); sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ, sao qua (thường dùng).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, cần tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt.

Tham khảo Bào chế Đông Dược 2005