BÀO CHẾ KIM NGÂN HOA
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.; Họ cơm cháy (Caprifoliaceae)
Bộ phận dùng: Hoa mới chớm nở, lá và dây ít dùng.
Hoa chùm trắng vàng xen nhau, mềm, không tạp chất, đài có lông nhỏ là tốt. Thứ hoa đơn sắc vàng thâm, đóa hoa nhỏ, cứng là xấu.
Thành phần hóa học: Hoa có inosid 1%, lonicerin, chất sapunosid và chất chát.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Vào bốn kinh phế, vị, tâm và tỳ.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng - liều dùng: Trị sang lở, mụn nhọt, tả lỵ, phong thấp, trị ho do phế nhiệt.
Tươi: Ngày dùng 20 - 50g.
Khô và ngâm rượu: Ngày dùng 12 - 16g.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Hoa tươi: giã nát vắt nước đun sôi uống.
- Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột (thường dùng).
- Hoa tươi hoặc khó đều có thể ngâm với rượu đế 1/5 để uống.
Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. Để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hòm có lót vôi sống.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN