Logo Website

BÀO CHẾ MA HOÀNG

16/02/2020
Thân: cắt khúc 1 - 2cm (dùng sống). Cũng có thể tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua.

Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf., Ephedra equisetina Bunge., Ephedra intermedia schrenk et Mey.; Họ ma hoàng (Ephedaceae)

Bộ phận dùng: Thân (phần trên mật).

Rễ ít dùng gọi là ma hoàng căn. Thân thẳng, có từng đốt giống như cỏ bắc còn giũ được màu xanh (thường chỉ vàng xanh) vê tay ngửi có mùi thơm, nếm thấy tê tê lưỡi là tốt.

Thành phần hóa học: Ephedrin 80% trong alcaloid toàn phần (0,8 - 1,4%) và các alcaloid khác cùng loại với ephedrin.

Tính vị - quy kinh: Vị cay, tê tê, hơi đắng, tính ôn. Vào hai kinh phế và bàng quang.

Tác dụng:

- Thân: thông hành kinh lạc, làm thuốc phát hãn.

- Rễ: chỉ hãn.

Công dụng:

Theo Trung y:

+ Thân: Dùng sống để phát hãn trị ngoại cảm phong hàn, lợi thủy; sao tẩm: chặn ho hen.

+ Rễ: Trị ra mồ hôi trộm.

Liều dùng: Ngày dùng 2 - 6g.

Theo Tây y:

Trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà (dùng hoạt chất); trị thấp khớp (dùng sắc).

Ngày dùng nước sắc 200ml.

Kiêng kỵ: Khí hư, tụ ra mồ hôi thì không dùng (thân cây)

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Cắt bỏ mắt và rễ sôi mười dạo vợt bỏ bọt mà dùng. Nấu giấm sôi mà tay phơi khô.

Tẩm mật loãng (1/2 mật, 1/2 nước) sao qua (để tránh ra mồ hôi nhiều quá).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

+ Thân: cắt khúc 1 - 2cm (dùng sống). Cũng có thể tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua.

+ Rễ: rửa sạch, thái khúc, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi mát, khô, tránh ánh sáng.

Ghi chú: Rễ cây ma hoàng có tác dụng chỉ hãn ngược với tác dụng của thân ma hoàng.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005