BÀO CHẾ MÃ XỈ HIỆN (rau sam)
Tên khoa học: Portulaca oleracea L.; Họ rau sam (Portulacaceae)
Bộ phận dùng: lá, cả cây, dùng tươi hoặc khô. Lá cây to, sạch đất cát, không lẫn tạp chất, không mốc, không nát là tốt.
Thành phần hóa học: Chất dầu, chất béo, các vitamin A, B và C.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính hàn. Vào ba kinh tâm, phế và tỳ.
Công dung: Trị bạch đới, trị kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, đinh độc.
Liều dùng: Ngày dùng 50 - 100g rau sam tươi.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư, đại tiện lỏng, đàn bà có mang không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Rau sam rất khó khô, khi dùng nên hái lấy lá rửa sạch, dùng chày gỗ hòa giả nát, phơi chông khô.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Thường dùng tươi, ít dùng khô.
Khi dùng giã nát với ít muối, vắt lấy nước uống hoặc đắp vào chỗ bị thương.
Vắt lấy độ một bát (200ml) nước rau sam, đun lên cho nóng cho vào hai cái lòng trắng trứng gà. Ngày uống 1 lần, trong 2 - 3 ngày để trị bạch đái.
Vắt lấy nước rau sam (độ 1kg) cho vào 1kg si-rô, quấy đều, hâm qua cho nóng già (60 -70 độ), để nguội, đậy kín, cho vào tủ lạnh (trị kiết lỵ).
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN