BÀO CHẾ MỘC QUA
Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois); Họ hoa hồng (Rosaceae)
Bộ phận dùng: Quả. Quả khô cứng đã bổ đôi lấy hết hột, thịt dày, ruột nhỏ, chắc nặng là tốt. Quả xốp, vàng, ruột to là xấu.
Thành phần hóa học: Có một số acid hữu cơ và sinh tố C, saponin, tanin và flavonosid.
Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính ôn. Vào bốn kinh tỳ, vị, can và phế.
Tác dụng: Điều hòa tỳ khí, thu liễm, trừ thấp nhiệt, bình can.
Công dụng: Trị hoắc loạn, gân co quắp, tê thấp.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Bí đái, trường vị tích nhiệt thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Lấy mộc qua đã khô, tẩm nước ủ một ngày đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội thì cứng lại), phơi khô dùng sống hoặc tẩm rượu sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Mua về đã bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô, khi dùng đập dập.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, thoáng gió. Có thể sấy hơi diêm sinh.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN