Logo Website

BÀO CHẾ PHI TỬ

26/03/2020
Theo Trung y: Dùng phi tử bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao qua.

PHI TỬ

Tên khoa học: Embelia ribes Burn.; Họ đơn nem (Myrrinaceae)

Bộ phận dùng: Nhân của quả. Quả chắc to, nhân chắc vàng, không lép vụn nát, còn nhiều dầu là tốt.

Ta cũng còn dùng hạt dây chua ngút, quả bé nhỏ như hạt tiêu. Dây chua ngút có hai cây khác nhau: , cây có tên khoa học là Embelica ribes Burm (họ Boraginaceae) (loại dây bò) thường dùng; cây mang tên khoa học Cordia bantamesiBlum (loại cây nhỏ).

Thành phần hóa học: Chất béo, tinh dầu, tanin.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào hai kinh phế và đại trường.

Tác dụng: Tiêu ích, chỉ khái, sát trùng.

Công dụng: Trị tri, giun sán, trị ho 

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g (Bắc); 20 - 40g (chua ngút).

Kiêng kỵ: Tỳ vị hư, ỉa chảy không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Dùng phi tử bỏ vỏ, dùng sống hoặc sao qua.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Giã dập, bỏ vỏ lấy nhân:

- Dùng sống: giã dập rồi ăn.

- Dùng chín (thường dùng): sao qua thấy mùi thơm là được, để ăn.

- Tán bột: sao quả tán bột.

Khi ăn dùng với nước đường hoặc mật.

Bảo quản: Dễ mọt, cần để nơi khô ráo, kín, tránh nén ép, vụn nát mất dầu.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005