BÀO CHẾ SA SÂM
SA SÂM
Tên khoa học: Glehnia liloralis F.S; Họ hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ nhỏ, chắc, trắng ngà, hơi thơm nhiều bọt, giòn là tốt. Loại to xốp, vụn nát, mọt là không tốt.
Đây là rễ cây sa sâm nhập của Trung Quốc.
Ta thường dùng rễ cây có tên khoa học là Launae pinnatifida Cass, họ cúc, để thay sa sâm bắc. Ở Trung Quốc còn có tên gọi là nam sa sâm (Adenophora tetraphylla (Thunb) Fisah, hoặc A. stricta Mio, Họ Campanulaceae).
Thành phần hóa học: Có chất đường, tanin, ít chất béo.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào kinh phế.
Tác dụng: Dưỡng âm, thanh phế, tả hỏa, chỉ khát.
Công dụng: Trị âm hư, phế nhiệt ho khan, bệnh nhiệt, kém tân dịch, miệng lưỡi khô khát.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Kiêng kỵ: Không phải âm hư phổi ráo mà ho thuộc hàn thì không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Nhặt bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống.
Có khi tẩm gừng sao qua (phế hàn).
Bảo quản: Dễ mọt, cần tránh nóng, ẩm ; để nơi khô ráo, mát, trong lọ có chất hút ẩm. Không nên phơi nắng nhiều.
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN