Logo Website

BÀO CHẾ SƠN THÙ

26/03/2020
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ hột nếu có, rửa qua cho nhanh (nếu bẩn). Để ráo nước, lấy rượu tam qua (tửu tây, 1 kg sơn thù dùng độ 60ml rượu đế) rồi sao qua (vi sao).

SƠN THÙ

Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb. et Zuce; Họ sơn thù du (Cornaceae)

Bộ phận dùng: Thịt của quả.

Thịt khô, mềm, hồng hồng, không còn bột, không mốc mọt là tốt.

Hiện nay có người tạm dùng thịt quả táo chua để thay thế.

Thành phần hóa học: Có các chất chua (acid hữu cơ) và một glucosid gọi là cocnin, đường glucose và chất keo.

Tính vị - quy kinh: Vị chua, tính bình. Vào 2 phần khí của 2 kinh can và thận.

Tác dụng: Bổ can thận, nạp tinh khí, làm thuốc cường tráng.

Công dụng: Trục phong hàn, té thấp, trị nóng rét; trị đau đầu, trị nghẹt mũi; làm cường dương, ích tinh, thông khiếu.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.

Kiêng kỵ: Người mệnh môn hỏa thịnh và có bệnh thấp nhiệt thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

Lấy rượu tâm cho mềm, bỏ hột (vì hột làm cho hoạt tinh), sao khô dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Bỏ hột nếu có, rửa qua cho nhanh (nếu bẩn). Để ráo nước, lấy rượu tam qua (tửu tây, 1 kg sơn thù dùng độ 60ml rượu đế) rồi sao qua (vi sao).

Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín vì dễ mốc mọt. Không nên sấy khô quá mất chất nhuận.

Tham khảo Bào chế Đông dược 2005