BÀO CHẾ THĂNG MA
THĂNG MA
Tên khoa học: Cimicifuga heracleifolia Komar; Họ mao lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: Rễ. Chọn rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen, xám, chất cứng, nhẹ khó bẻ gẫy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt.
Thành phần hóa học: Có cimitin, tanin, acid béo v.v…
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, cay, hơi đáng, hơi hàn. Vào bốn kinh tỳ, vị, phế và đại trường.
Tác dụng: Tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu được ban, sởi.
Công dụng - liều dùng: Trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ họng lên ban sỏi, sang lở, ỉa chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái.
Kiêng kỵ: trên thịnh, dưới hư, âm hư hỏa vượng kiêng dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Đem thành phẩm ngâm nước độ 1 giờ, bỏ vào nồi đậy kín ủ một đêm rồi thái lát phơi khô dùng sống hoặc tẩm mật sao qua dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Rửa sạch, ủ mềm thái lát mỏng phơi khô (dùng sống); có khi tẩm rượu dùng.
Bảo quản: Dễ mốc mọt nên phải phơi khô, để nơi khô ráo, kín, trong lọ có lót chất hút ẩm (vôi sống, silicagel…).
Tham khảo Bào chế Đông dược 2005
Bài viết Bào chế đông dược khác
- BÀO CHẾ Ý DĨ NHÂN (bo bo)
- BÀO CHẾ XUYÊN TIÊU
- BÀO CHẾ XUYÊN SƠN GIÁP (vẩy tê tê, vẩy con trút)
- BÀO CHẾ XUYÊN KHUNG
- BÀO CHẾ XÍCH TIỂU ĐẬU (đậu đỏ)
- BÀO CHẾ XÍCH THƯỢC
- BÀO CHẾ XÀ SÀNG TỬ
- BÀO CHẾ XẠ HƯƠNG
- BÀO CHẾ XẠ CAN (cây rẻ quạt)
- BÀO CHẾ XÀ (rắn)
- BÀO CHẾ VƯƠNG BẤT LƯU HÀNH
- BÀO CHẾ VIỄN CHÍ
- BÀO CHẾ VĂN CÁP (con ngao, hến)
- BÀO CHẾ UY LINH TIÊN
- BÀO CHẾ UẤT KIM
- BÀO CHẾ TỲ GIẢI
- BÀO CHẾ TỲ BÀ DIỆP (lá nhót tây)
- BÀO CHẾ TÙNG TIẾT
- BÀO CHẾ TỤC ĐOẠN
- BÀO CHẾ TỬ UYỂN